4. Bố cục của luận văn
2.3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ nông dân
Để trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ nông dân vay và sử dụng vốn tín dụng từ ngân hàng NN&PTNN và ngân hàng CSXH của các huyện Định Hoá, Phú Lương, Phú Bình. Theo phương pháp chọn mẫu điều tra đã giới thiệu ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành điều tra 300 hộ ở 3 huyện đã lựa chọn. Các kết quả được tập hợp theo từng vấn đề và được trình bày ở các phần sau.
Trong hộ nông dân thì người chủ hộ có vai trò quan trọng. Họ là người đưa ra kế hoạch sản xuất cho mỗi mùa vụ, họ dự định trồng cây gì? nuôi con gì? số lượng bao nhiêu? nuôi như thế nào? và giải quyết các công việc quan trọng của gia đình… Kinh tế hộ phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, cách sắp xếp giải quyết công việc trong gia đình của họ, phương tiện sản xuất, và phương tiện sinh hoạt của các hộ. Tuy nhiên năng lực và khả năng quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào tuổi giới tính, đặc biệt là trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của mỗi người. Một số thông tin cơ bản của chủ hộ được thể hiện qua bảng 2.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.11: Tình hình cơ bản của hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Cơ cấu
(%)
1 Số hộ điều tra hộ 300 100,00
2 Số nhân khẩu ngƣời 1.481 100,00
3 Tuổi của chủ hộ 100,00 Từ 20 - 40 người 109 36,33 Từ 40 - 60 người 140 46,67 Trên 60 người 51 17,00 4 Giới tính của chủ hộ 100 Nam người 263 87,67 Nữ người 37 12,33 5 Trình độ văn hoá (chủ hộ) 100 Hết tiểu học người 56 18,67 Hết THCS người 159 53,00 Hết THPT người 85 28,33 6 Nghề nghiệp Thuần nông hộ 235 78,33 Kiêm NN (tổng hợp) hộ 38 12,67
Phi nông nghiệp hộ 27 9,00
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009)
Số liệu điều tra cho thấy, số chủ hộ có độ tuổi từ 40 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 46,67%, số chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 17% trong tổng số các hộ điều tra. Ở những độ tuổi này các chủ hộ đều đã có kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên có một hạn chế là có một bộ phận không nhỏ không mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như thay đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương thức kiếm sống do sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 - 40 chiếm 36,33%. Đây là số chủ hộ trẻ, có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy về kỹ thuật sản xuất cây - con giống mới. Họ thường mạnh dạn quyết đoán dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư vào sản xuất, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Họ đang tích luỹ kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất, do vậy cần có các chính sách tạo điều kiện nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho họ thông qua các buổi hội thảo khuyến nông, học tập kinh nghiệm… để họ nắm bắt được các kinh nghiệm trong sản xuất, có điều kiện sản xuất tốt hơn.
Qua điều tra chúng tôi thấy chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ 87,67%. Họ là người trụ cột trong gia đình và quyết đoán mọi công việc. Về trình độ văn hoá trong tổng 300 hộ điều tra hầu hết các chủ hộ đã học xong THCS chiếm tỷ lệ 53%. Số chủ hộ học hết THPT chiếm 28,33%. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và khả năng tiếp thu các ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi do vậy rất cần có sự đầu tư của Nhà nước vào các khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho con cái của hộ được đi học. Bởi lẽ, một trong những lý do chính khiến cho hiện tượng bỏ học ở nông thôn là kinh tế khó khăn, không có tiền cho con đi học cho nên việc phát triển kinh tế của các hộ có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hoá của người dân ở khu vực nông thôn Thái Nguyên. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập. Do vậy việc phát triển kinh tế hộ có vai trò cũng như có mối quan hệ quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hoá cho người dân ở khu vực nông thôn nói chung và ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Qua số liệu điều tra cũng cho chúng ta thấy, nghề nghiệp của các hộ chủ yếu là thuần nông, chiếm 78,33%, số hộ kiêm nông nghiệp (vừa làm nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp vừa làm thêm các nghề khác) chiếm 12,67%, trong khi đó số hộ phi nông nghiệp chỉ chiếm 9%. Điều đó cho thấy ở các huyện miền núi và nông thôn của Thái Nguyên người dân vẫn sống bằng những nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu. Vậy làm thế nào để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, vấn đề cốt lõi phải giải quyết là phải có vốn để đầu tư sản xuất, tạo ra những việc làm mang tính chất lâu dài, mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật để họ phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình mình, đồng thời phải tư vấn cho họ biết hướng phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả, hạn chế rủi ro một cách tối thiểu, chỉ có vậy mới đảm bảm ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ dân.