Thực trạng phát triển kinh tế của hộ nông dân

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 104)

4. Bố cục của luận văn

2.3.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế của hộ nông dân

Để phát triển sản xuất thì yếu tố về nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, tài sản) luôn giữ vai trò quan trọng, qua điều tra thực tế cho thấy, tổng giá trị tài sản, vật tư, tiền vốn của một số hộ tới gần trăm triệu đồng, nhưng số hộ này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số hộ điều tra. Mức chênh lệch về vốn giữa các hộ giàu và hộ nghèo là khá lớn. Số hộ có giá trị tài sản sinh hoạt nhỏ hơn 20 triệu đồng chiếm tới 82,67%. Trong đó Định Hoá có 86 hộ (chiếm 34,68%), Phú Lương có 82 hộ (chiếm 33,06%) và Phú Bình có 80 hộ (chiếm 32,26%). Trong 35 hộ có giá trị tài sản sinh hoạt từ 20 - 30 triệu đồng thì Phú Bình có tới 14 hộ (tức chiếm 40,00%), Phú Lương có 12 hộ (tức chiếm 34,28%), còn lại Định Hoá có 9 hộ (chiếm 25,72%). Huyện Phú Bình có 6 hộ, huyện Phú Lương có 6 hộ và huyện Định Hoá có 5 hộ có tổng giá trị sinh hoạt đạt từ 30 - 40 triệu đồng.

Về giá trị sản xuất có tới 94,66% số hộ có giá trị sản xuất nhỏ hơn 20 triệu đồng. Các hộ này chủ yếu là hộ thuần nông do đó giá trị tài sản cũng nhỏ, tài sản chỉ là máy vò chè, máy cày, máy bơm, máy say xát… phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho chồng lúa và chồng chè và chăn nuôi. Giá trị tư liệu sản xuất trên 40 triệu đồng có 16 hộ, trong đó Phú Lương có 7 hộ, Phú Bình có 5 hộ và Định Hoá có 4 hộ, đây là những hộ kinh doanh dịch vụ, tài sản của họ có giá trị rất lớn như máy cưa, máy xẻ, ôtô vận tải, máy xúc… Những hộ này thường có nhu cầu vốn cao và là những hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng đúng mục đích vốn vay nhất.

Bảng 2.12: Tình hình tài sản của hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng số hộ Cơ cấu (%) Định Hoá Phú Lƣơng Phú Bình

1. Giá trị tài sản sinh hoạt

< 20 triệu 248 82,67 86 82 80

Từ 20 - 30 triệu đồng 35 11,67 9 12 14

Từ 30 - 40 triệu đồng 17 5,66 5 6 6

Trên 40 triệu đồng 0 0 0 0 0

2. Giá trị tư liệu sản xuất

< 20 triệu đồng 284 94,66 96 93 95

Từ 20 - 30 triệu đồng 0 0 0 0 0

Từ 30 - 40 triệu đồng 0 0 0 0 0

Trên 40 triệu đồng 16 5,33 4 7 5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặt biệt là tài nguyên vô cùng quý giá không tái tạo được trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai gồm đất nông nghiệp (là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) và đất thổ cư (là không gian mà con người sinh sống, là mặt bằng để kinh doanh buôn bán hoặc là nơi để chăn nuôi). Diện tích đất không hề thay đổi nhưng giá trị sản phẩm sản xuất trên diện tích đất thì lại thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu Định Hoá Phú Lƣơng Phú Bình DT (m2) Cơ cấu (%) DT (m 2 ) Cơ cấu (%) DT (m 2 ) Cơ cấu (%) Tổng DTBQ 7.425,67 100,00 6.926,94 100,00 2.120,05 100,00 1. Đất ruộng 1.305,73 17,58 2.017,96 29,13 1.120,34 52,84 2. Đất vườn bãi 539,71 7,27 336,29 4,85 125,67 5,94 3. Đất cây ăn quả 412,73 5,56 325,04 4,69 203,19 9,58 4. Đất cây CNNN 1.690,52 22,77 1.085,87 15,68 302,33 14,26

5. Đất ao hồ 200,32 2,69 172,33 2,49 50,98 2,41

6. Đất lâm nghiệp 2.945,67 39,67 2.025,40 29,25 212,46 10,02

7. Đất khác 330,99 4,46 964,05 13,91 105,08 4,95

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Qua điều tra thực tế cho thấy diện tích đất ruộng ở huyện Phú Bình chiếm tỷ lệ cao nhất 52,84%, trong khí đó ở Phú Lương chiếm 29,13%, Định Hoá chiếm 17,58% trong tổng diện tích đất của hộ điều tra. Diện tích đất của Phú Bình là tương đối hạn hẹp trong khi đó dân số lại đông cho nên diện tích đất phần lớn là đất ruộng chuyên trồng lúa và hoa màu nên diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày là ít nhất chỉ chiếm 17,88% so với huyện Định Hoá và 27,84% so với huyện Phú Lương. Do đặc thù của vị trí địa lý cho nên đất lâm nghiệp của 2 huyện Định Hoá và Phú Lương lần lượt chiếm 39,67% và 29,25% trong tổng diện tích đất của hộ điều tra, trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp của huyện Phú Bình tại địa bàn nghiên cứu là không đáng kể chỉ chiếm 10,02% so với tổng diện tích đất của hộ. Về diện tích đất ao hồ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả 3 địa bàn nghiên cứu hầu như không đáng kể tại Định Hoá chỉ chiếm 2,69%, Phú Lương chiếm 2,49%, Phú Bình chiếm 2,41% trong tổng diện tích đất của hộ. Do đặc điểm của Định Hoá và Phú Lương là miền núi đất rộng người thưa cho nên diện tích đất trồng chè và cây công nghiệp dài ngày người dân thường trồng xung quanh nhà và ở diện tích đất vườn bãi chiếm tỷ lệ cao hơn so với các huyện miền suôi đất chật người đông.

Từ thực tế cho thấy phần lớn diện tích ở Phú Bình là đất nông nghiệp chiếm 52,84% trong tổng diện tích của hộ điều tra nên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, nâng cao giá trị sản xuất diện tích đất canh tác cần phải có sự đầu tư cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác người dân trong huyện cũng cần phải kết hợp giữa lúa, hoa màu, thuỷ sản, đa dạng hoá các loại cây trồng trên từng loại đất và các hộ cũng cần áp dụng mô hình VAC để tiết kiệm diện tích mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Định Hoá và Phú Lương là 2 huyện có diện tích trồng chè nhiều, cần phải biến những diện tích đất chưa sử dụng, đồi núi trọc, vườn tạp để thành đất có khả năng canh tác.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 104)