Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 52)

4. Bố cục của luận văn

2.1.1.2.Đặc điểm địa hình

Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.591m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam đến Võ Nhai. Dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam.

Được ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi hình cánh cung che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc. Địa hình Thái Nguyên với nhiều đồi thấp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp.

Địa hình Thái Nguyên hầu như nằm ngang (<30): chiếm diện tích rất nhỏ ở các khu vực ven sông lớn và khu vực phía nam và đông nam tỉnh, vùng Hà Châu, Vạn Phái.

Vùng có độ dốc nghiêng thoải (4 - 80): chiếm phần lớn diện tích vùng Phổ Yên, Phú Bình, phố Đu, dọc sông Cầu.

Vùng có độ dốc nghiêng (9 - 150): chiếm phần lớn diện tích khu vực quanh thành phố Thái Nguyên, khoảng phân thuỷ giữa sông Công và sông Cầu, dọc thung lũng sông Cầu, quanh khu vực Đại Từ và Phúc Thuận.

Vùng có độ dốc trung bình (16 - 250): phân bố trên toàn bộ trung lưu sông Cầu, sông Công và sông Đu (16 - 250

là độ dốc phổ biến của tỉnh Thái Nguyên). Vùng có độ dốc lớn (26 - 350): phân bố hầu hết ở sườn của dãy Tam Đảo. Vùng có độ dốc rất lớn (> 350): tập trung hầu hết ở vùng núi đá vôi, ở đây có nhiều trường hợp độ dốc 45 - 600 hoặc dốc đứng gần 900

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 52)