4. Bố cục của luận văn
2.3.1.3. Tình hình huy động vốn Ngân sách của Kho bạc nhằm
việc làm cho lao động
Trong 3 năm từ 2007 - 2009 nguồn vốn của các dự án đầu tư của ngân sách từ Kho bạc tỉnh cho dự án giải quyết việc làm ở Thái Nguyên được tập hợp theo bảng sau:
Tình hình nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm ở Thái Nguyên nhìn chung là khá cao và tăng dần qua các năm, năm 2007 đạt 82.515 triệu đồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến năm 2008 đạt 88.927 triệu đồng, năm 2009 đạt 94.138 triệu đồng. Bình quân qua 3 năm tăng 6,81%.
Trong tổng nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm thì nguồn vốn tín dụng có kỳ hạn 36 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007 chiếm 89,62%, năm 2008 chiếm 79,79%, năm 2009 là 88,10%. Còn lại là loại kỳ hạn 12 tháng.
Tổng nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm tăng và chủ yếu là các dự án do địa phương quản lý chiếm phần lớn trong cả hai kỳ hạn.
Đối với loại kỳ hạn 36 tháng, năm 2007 dự án do địa phương quản lý đạt 33.743 triệu đồng (chiếm 45,64%), dự án do trung ương quản lý đạt 40.202 triệu đồng (chiếm 54,36%), đến năm 2008 trong khi dự án của địa phương tăng 48.204 triệu đồng (chiếm 67,94%) thì dự án do trung ương quản lý lại giảm xuống còn 22.753 triệu đồng (chiếm 32,06%), tức giảm 43,40%. Sang đến năm 2009 dự án do địa phương quản lý vẫn tiếp tục tăng lên thành 60.178 triệu đồng (chiếm 72,56%) tăng so với năm 2008 là 24,84%, còn dự án do trung ương quản lý không có sự biến động.
Đối với loại kỳ hạn 12 tháng, dự án do địa phương quản lý đã có sự biến động tăng giảm qua các năm, năm 2007 đạt 4.698 triệu đồng (chiếm 54,82%), năm 2008 tăng lên 14.098 triệu đồng (chiếm 78,46%), sang đến năm 2009 lại giảm xuống còn 7.335 triệu đồng. Bình quân dự án do địa phương quản lý qua 3 năm tăng 76,02%. Trong khi đó dự án do trung ương quản lý qua 3 năm không có sự biến động.
Kho bạc tỉnh Thái Nguyên đã rất thành công trong việc thu hút được nguồn vốn lớn từ các dự án do địa phương quản lý. Điều đó càng chứng tỏ, nhu cầu vốn tín dụng cho giải quyết việc làm là rất lớn, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên Kho bạc tỉnh Thái Nguyên cũng cần kết hợp với chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảnh mạnh nguồn vốn tín dụng cho giải quyết việc làm từ các dự án do trung ương quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.10: Tình hình biến động nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm
Nguồn: Kho bạc tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (Trđ) Cơ cấu (%) SL (Trđ) Cơ cấu (%) SL (Trđ) Cơ cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQ 2007-2009 Tổng cộng 82.515 100,00 88.927 100,00 94.138 100,00 107,77 105,85 106,81 1. Kỳ hạn 12 tháng 8.570 10,38 17.970 20,21 11,207 11,90 209,68 62,36 136,02 - Dự án do TW quản lý 3.872 45,18 3.872 21,54 3.872 35,54 100,00 100,00 100,00 - Dự án do ĐP quản lý 4.698 54,82 14.098 78,46 7.335 64,46 300,01 52,03 176,02 2. Kỳ hạn 36 tháng 73.945 89,62 70.957 79,79 82.931 88,10 95,96 116,87 106,41 - Dự án do TW quản lý 40.202 54,36 22.753 32.06 22.753 27,44 56,60 100,00 78,30 - Dự án do ĐP quản lý 33.743 45,64 48.204 67,94 60.178 72,56 142,86 124,84 133,85 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn