Thực trạng vay vốn tín dụng của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 107)

4. Bố cục của luận văn

2.3.2.3. Thực trạng vay vốn tín dụng của các hộ nông dân

Để biết thêm chi tiết về tình hình vay vốn của các hộ, đề tài đã dựa trên tổng số hộ vay trong năm 2008 từ các nguồn khác nhau để tổng hợp và phân tích. Tình hình vay vốn tín dụng của các hộ điều tra được thể hiện tại bảng 2.14.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.14: Tình hình vay vốn tín dụng của các hộ điều tra Nguồn Chỉ tiêu ĐVT NHCSXH NHNN&PTNN 1. Huyện Định Hoá - Số hộ vay Hộ 44 56 - Tổng tiền vay Tr.đ 152 1.098 - BQ/ hộ vay Tr.đ 3,45 19,61 2. Huyện Phú Lương - Số hộ vay Hộ 49 51 - Tổng tiền vay Tr.đ 251 1.739 - BQ/ hộ vay Tr.đ 5,12 34,09 3. Huyện Phú Bình - Số hộ vay Hộ 37 63 - Tổng tiền vay Tr.đ 425 2.100 - BQ/ hộ vay Tr.đ 11,48 33,33

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009)

Từ thực tế cho thấy mức vốn vay bình quân trên một hộ đã tăng dần qua các năm:

Đối với ngân hàng chính sách xã hội: Mức vốn vay bình quân trên một hộ ở Định Hoá là 3,45 triệu đồng với 44 hộ vay, ở Phú Lương là 5,12 triệu đồng với 49 hộ vay, ở Phú Bình là 11,48 triệu đồng với 37 hộ vay, với số vốn này thì hộ nghèo chỉ sản xuất được với quy mô nhỏ, thời gian vay là 20 tháng cũng đã tạm thời tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn chưa đủ để hộ tiếp tục tự đầu tư vào sản xuất nếu như hết thời hạn vay vốn. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo có thời gian khôi phục sản xuất, ngân hàng cần cho vay với thời gian dài hơn. Với cơ chế tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với số lượng người vay trên là tương đối lớn, tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều hộ không phải là hộ nghèo vẫn vay được nguồn tín dụng này, qua tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên chúng tôi thấy nhiều hộ nghèo đủ tiêu chuẩn được vay nhưng không giám vay cho mình vì họ có tâm lý sợ không trả được nợ nhưng họ có thể đứng tên để vay hộ những người khác trong đó có người không phải là nghèo.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng NN&PTNT thì ngược lại qua tìm hiểu chúng tôi thấy càng các hộ có điều kiện thì hộ vay vốn càng nhiều, mức vốn vay bình quân ở Định Hoá là 19,61 triệu đồng với số lượng hộ vay là 56 hộ ; ở Phú Lương là 34,09 triệu đồng với số hộ vay là 51 hộ ; ở Phú Bình là 33,33 triệu đồng với 63 hộ. Những sự khác biệt về số tiền vay vốn của các hộ xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế của 3 vùng mang tính đại diện mà luận văn đã đề cập đến. Tại Phú Lương, ngoài sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ đã đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cho thu nhập cao hơn, do đó họ cũng có nhu cầu vay vốn với số lượng nhiều hơn. Đối với huyện Định Hoá là vùng đồi núi do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên hộ thường tập trung đầu tư vào cây công nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu, mặt khác trình độ dân trí còn thấp kết hợp với việc vay vốn không biết sử dụng vào việc gì nên mặc dù số lượng người vay là tương đối lớn nhưng mức vay bình quân lại là thấp nhất.

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng vay vốn của các hộ nông dân tại điểm nghiên cứu ta có thể thấy một số điểm như sau:

- Có thể nói đa số hộ nông dân đều thiếu vốn đặc biệt là các hộ nghèo, thế nhưng không phải tất cả các hộ đều có nhu cầu muốn vay vốn, một phần do ho sợ không trả được nợ, phần khác do thủ tục phức tạp, phải đợi chờ nhiều thời gian hoặc chưa có phương án sản xuất kinh doanh cho nên họ không muốn vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tại một tỉnh trung du miền núi như Thái Nguyên, đại đa số các hộ vay vốn đều là nông dân thì các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ xã, hội cựu chiến binh, hội nông dân… có một vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giúp người dân có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay.

- Nguồn vốn ưu đãi về lãi suất của Nhà nước đưa xuống các địa bàn còn hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Nhìn chung số hộ có nhu cầu vay vốn là rất lớn mà các kênh tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu này, về hình thức vay vẫn phổ biến bằng tiền mặt nên nhiều hộ khi vay vốn đã sử dụng sai mục đích cho nên không trả được nợ khi đến hạn.

- Do đặc thù là vùng đồi núi và vùng thuần nông với tỷ lệ dân trí thấp nên mặc dù có những cải tiến trong định chế tín dụng nông thôn nhưng đối với nhiều hộ nông dân các thủ tục vẫn rất phức tạp.

- Các thông tin về các nguồn vốn vay chưa được tuyên truyền và phổ biến rộng khắp và triệt để đến mọi đối tượng nhất là các hộ nông dân xa trung tâm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)