Những khó khăn

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 70)

4. Bố cục của luận văn

2.1.3.2.Những khó khăn

- Xuất phát điểm kinh tế thấp, thu nhập và sức mua của người dân còn thấp và vốn tự có còn nhỏ.

- Trình độ chuyên môn, kĩ thuật của người nông dân còn thấp.

- Lao động nông nghiệp chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Những lợi thế về vị trí địa lí hiện nay chưa được khai thác triệt để do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, các chính sách vĩ mô chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Địa hình, khí hậu thích hợp cho nền sản xuất đa canh, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các huyện có các xã vùng đồi núi nếu không có biện pháp canh tác hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.

- Ngành công nghiệp sản phẩm chưa có thị trường đầu ra ổn định nên các doanh nghiệp chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm còn bị hạn chế.

- Nền kinh tế của tỉnh có những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh.

- Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cống thoát nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.

- Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt nổi lên vấn đề tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng lao động thiếu việc làm do mất đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng, trình độ dân trí thấp, đời sống một số bộ phận người dân vẫn còn khó khăn và phân bố không đều, phân hoá giàu nghèo còn rõ nét, sản xuất hàng hoá còn chậm phát triển.

- Tài nguyên khoáng sản qúi hiếm gần như không còn, nên điều kiện để phát triển ngành công nghiệp còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2009 đạt được nhiều tiến bộ, cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; tiến độ các dự án, công trình xây dựng cơ bản, thủ tục quy trình thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu, hạ tầng giao thông, các dự án đã cấp phép đầu tư... triển khai thực hiện còn chậm và dồn nhiều vào các tháng cuối năm; công tác lập, quản lý quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng còn nhiều lúng túng và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho một số dự án chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ; tình hình tội phạm và nghiện ma tuý, tệ nạn xã hội khác và một số dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp...

Những hạn chế, yếu kém nêu trên trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong tỉnh, cùng với những yếu kém nội sinh của nền kinh tế; đồng thời chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã hạn chế đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được, những mặt mạnh, tích cực; đồng thời kiểm điểm sâu sắc về những mặt bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tại các phiên họp thường kỳ, đã đề ra giải pháp khắc phục kịp thời và triển khai tích cực theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 70)