4. Bố cục của luận văn
3.1.3. Huy động vốn phải từ nhiều kênh, đa dạng hoá các hình thức
động vốn và cho vay vốn
Đảm bảo bình đẳng, gắn bó tạo điều kiện hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn trên hết và duy nất để đo lường lợi ích các nguồn vốn; bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ và ổn định, dự báo khả năng huy động vốn trong từng thời kỳ; giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư, đảm bảo ngày càng tiếp cận trình độ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thực hiện tư tưởng của Đảng và Chính phủ về phát triển nền kinh tế đa thành phần có định hướng và chỉ đạo của nhà nước. Thị trường tín dụng chỉ tồn tại và phát triển khi có nhiều thành phần tham gia bao gồm các tổ chức tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng chính thống và tín dụng không chính thống. Trong đó tín dụng chính thống, chính phủ thực hiện sự can thiệp trực tiếp của mình vào thị trường vốn (điều chỉnh cung và cầu qua chính sách lãi suất). Tuy nhiên, cần coi trọng cả tín dụng không chính thống vì ở tín dụng không chính thống rất đa dạng về phương thức hoạt động, khá lớn về quy mô, đáp ứng kịp thời về vốn, có vai trò rất quan trọng đặc biệt ở những nơi, những lúc mà tín dụng chính thống chưa với tới. Đa dạng hoá các hình thức huy động và cho vay vốn có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể sử dụng nhiều hình thức huy động vốn và cho vay vốn trong khuôn khổ luật định, với phương châm hoạt động phục vụ đa thành phần khách hàng, đa lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả.