CÁC NGÔN NGỮ ASTRO-ASIATIC

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 124)

Các ngơn ngữ Austro-Asiatic là ngữ hệ quan trọng có ba tiểu ngữ hệ: tiểu ngữ hệ Munda, được nói bởi vài triệu người ở Đông Ấn Độ; tiểu ngữ hệ Nicobarese, với một vài nghìn người nói ở quần đảo Nicobar; và tiểu ngữ hệ Mon-Khmer, được chia thành 12 nhánh với gần 100 ngơn ngữ được nói bởi khoảng 35 tới 45 triệu người ở Đông Nam Á. Trong số các ngôn ngữ Mon-Khmer là tiếng Khmer, ngôn ngữ quốc gia của Căm- pu-chia; tiếng Mon, một ngơn ngữ có quan hệ gần gũi được nói bên ở các phần của Myanmar (trước đây được biết như là Burma) và Thailand; và tiếng Việt.

Các ngôn ngữ Munda là những ngôn ngữ đa âm và khác với các ngôn ngữ Austro-Asiatic khác về cấu tạo từ và cấu trúc câu của chúng. Trong tiểu ngữ hệ Mon - Khme, tiếng Mon và tiếng Khmer đã vay mượn nhiều từ từ những ngôn ngữ Sanskrit và tiếng Pali Ấn Độ. Trong nhánh Việt-Mường của tiểu ngữ hệ Mon- Khmer, tiếng Việt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng Trung Quốc; nó là ngơn ngữ đơn âm và có một hệ thống thanh điệu phức tạp (6 thanh), như từng xảy ra với các ngôn ngữ Việt – Mường khác. Một vài ngơn ngữ Mon- Khmer khác có hệ thống thanh điệu đơn giản; tuy nhiên, nhiều nét khác nhau chung hơn là những sự phân biệt về phẩm chất nguyên âm - breathy (giọng thở), creaky (giọng thé), hoặc trung hòa. Các hậu tố khơng tìm thấy trong các ngơn ngữ Mon-Khmer, nhưng các tiền tố và các trung tố thì phổ biến. Trong nhiều câu, các tiểu từ kết thúc có thể chỉ định thái độ của người nói, và những bổ nghĩa tố (modifiers) đặc biệt được gọi là các yếu tố biểu cảm (expressives) chuyển tải những hình ảnh về màu sắc, âm thanh hay sự cảm nhận. Một số ngôn ngữ thiếu vắng các phụ âm tắc hữu thanh (voiceled stops) chẳng hạn như g, d, và b. Các từ có thể kết thúc bằng những phụ âm bị ngạc hóa (palatized) chẳng hạn như . Các âm tố khu biệt khác bao gồm các âm nổ vào (imploded) d và b, được tạo ra bằng cách hút hơi thở.

Các ngôn ngữ của ngữ hệ Austro - Asiatic, được nói ở Nam Á, bao gồm ba nhóm: nhóm Mon-Khmer, nhóm Nicobarese và nhóm Munda. Các ngơn ngữ được nói một cách rộng rãi nhất trong ngữ hệ này là tiếng Khmer, tiếng Mon và tiếng Việt. Một số ngôn ngữ của ngữ hệ Austro-Asiatic, đặc biệt là tiếng Việt và nhóm tiếng Munda, biểu thị một số ảnh hưởng được đánh dấu từ các ngôn ngữ Trung Quốc và Ấn Độ lân cận. Bản đồ này biểu diễn địa điểm mà mỗi một tiểu ngữ hệ này được nói.

Tiếng Mon và tiếng Khmer được viết bằng những bảng chữ có gốc gác từ Ấn Độ. Tiếng Việt được viết trong nhiều thế kỷ bằng các kí tự Trung Quốc có sửa đổi. Tuy nhiên, vào năm 1910, một hệ thống sử dụng bảng chữ cái La Mã với những kí hiệu thêm vào đã được chấp nhận; được sáng tạo ra vào năm 1650, nó là hệ thống chữ viết sớm nhất để ghi các thanh điệu bằng cách sử dụng các dấu đánh dấu.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)