Các quan hệ trong hệ thống từ vựng

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 71 - 75)

III. NGHĨA CỦA TỪ

5. Các quan hệ trong hệ thống từ vựng

Có ba kiểu quan hệ cơ bản trong hệ thống từ vựng: quan hệ đồng âm, quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa được thể hiện thông qua các từ đồng âm, các từ đồng nghĩa và các từ trái nghĩa. Đó cũng chính là một số cách thức của tổ chức từ vựng.

a. Từ đồng âm (homonymy).

Đồng âm là hiện tượng trùng hợp về ngữ âm giữa hai hoặc vài từ khác nhau về ý nghĩa. Đây cũng là

một hiện tượng phổ quát trong nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong từng ngơn ngữ cụ thể, hiện tượng này có những thuộc tính khác nhau. Chẳng hạn, so với ngôn ngữ Ấn-Âu, từ đồng âm tiếng Việt có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Tiếng Việt là khơng biến hình, cho nên các từ có quan hệ đồng âm sẽ giữ mãi quan hệ đó trong tất cả các hồn cảnh sử dụng của mình. Ví dụ:

Bàn này có 4 chân.

Họ họp bàn cơng việc.

Trong khi đó, các ngơn ngữ biến hình, do từ biến đổi hình thái trong kết cấu cú pháp và câu nói, cho nên có hiện tượng đồng âm ở một dạng thức biến đổi nào đó của từ. Ví dụ, trong tiếng Nga:

1: 3 (số từ số lượng).

2: mệnh lệnh thức của động từ (xoa, bóp), ví dụ : dụi mắt). 1: đảng viên đảng cấp tiến.

2: căn thức, gốc, căn.

Thứ hai: Trong tiếng Việt, mỗi hình vị là một từ cho nên cũng khơng có sự đối lập giữa hiện tượng đồng âm gốc từ và đồng âm phát sinh. So sánh trong tiếng Nga:

1: câu lạc bộ

2: đám (khói), làn (bụi), ví dụ: (đám khói); (đám bụi). 1: ghế 2: báng súng, báng. 3: trụ sở hội tam hồng. là những từ đồng âm gốc từ. Còn các cặp: : giấy : giấy tờ, giấy má : thuộc về giấy 1: cái ví, ví tiền.

2: cơng nhân làm giấy, sợi là những cặp đồng âm phái sinh.

Trong tiếng Việt, người ta cũng có nói đến hiện tượng đồng âm của ngữ và cụm từ (đường kính, thức

giả)... Tuy nhiên, hiện tượng đồng âm của từ là cơ bản. Trong các ngơn ngữ Ấn-Âu, có trường hợp có những

đoạn lời nói đồng âm với nhau:

Ví dụ: (cách 3): vì, do, tại.

: nguyên nhân.

: theo quân hàm, theo cấp bậc

Hoặc ở tiếng Anh: There are boys in the room. There are the boys.

Tuy nhiên, những hiện tượng như vậy có tính chất ngẫu nhiên, khơng phổ biến. Ngược lại, hiện tượng đồng âm của các từ, thậm chí các cụm từ tự cho trong tiếng Việt đều tiềm tàng sau nó sự đồng âm của các từ.

Một điều cần lưu ý là, hiện tượng đồng âm chủ yếu xảy ra ở các từ ngắn, có cấu trúc đơn giản. Bởi vì từ càng ngắn, cấu trúc càng đơn giản thì tính võ đốn càng cao, nên nó đẽ dàng chứa đựng những khái niệm khác nhau. Do đó, hiện tượng đồng âm dễ xảy ra. Ở những ngơn ngữ có nhiều từ đơn gồm một vài âm tiết như tiếng Anh, tiếng Pháp thì hiện tượng đồng âm cũng dể xảy ra hơn so với các ngôn ngữ nhiều từ ghép có nhiều âm tiết như tiếng Đức.

Trong tiếng Việt, âm tiết đồng thời là một từ. Nó có cấu trúc hai bậc với năm thành phần, mỗi thành phần làm thành một đối hệ, do vậy hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt chắc chắn là phổ biến hơn so với các ngôn ngữ Ấn-Âu khác.

Căn cứ vào phương thức cấu tạo, người ta phân biệt nên các từ đồng âm hoàn toàn, đồng âm gốc từ và

đồng âm phái sinh. Ngồi ra, cũng có những hiện tượng đồng âm của từ trong lời nói.

Xưa nay, khi phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm của từ, có nhiều ý kiến lý giải khác nhau. Bởi vì cả hai hiện tượng này đều liên quan đến tính đẳng danh: cùng một vỏ ngữ âm có liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Truyền thống ngôn ngữ học trước đây đều cho rằng các từ khác nhau về nguồn gốc, giống nhau về ngữ âm là các từ đồng âm. Còn các từ giống nhau về cả nguồn gốc lẫn ngữnâm là các từ đa nghĩa. Cách phân chia này có thể dễ dàng, chính xác, chỉ cần biết được từ nguyên của từ là có thể xác định được đâu là từ đồng âm, đâu là từ đa nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không phải là dễ.

Quan điểm thứ hai đã đưa vào phạm trù đồng âm một cách đúng đắn các cặp từ được tách ra nhờ sự xung khắc mạnh mẽ của những ý nghĩa riêng biệt của từ đa nghĩa. Cách xử lý này nhìn chung hiện nay đang được chấp nhận.

Cũng cần lưu ý thêm là hiện tượng đồng âm của từ có quan hệ đến hiện tượng chuyển loại của từ. Tuy nhiên, ý nghĩa hình thành do chuyển loại có tính độc lập cao, có thể làm cơ sở để tạo nên những ý nghĩa phái sinh khác thì có thể coi như đã tách ra thành một từ độc lập.

b. Từ đồng nghĩa (synonymy).

Đồng nghĩa là hiện tượng nhiều từ giống nhau hoặc gần gũi nhau về ý nghĩa, đặc biệt là nghĩa cơ

bản.

Tất cả các từ có quan hệ đồng nghĩa với nhau làm thành một nhóm, nhóm này được gọi là loạt đồng

nghĩa.

Trong loạt đồng nghĩa, chúng ta có thể tách ra một từ mang ý nghĩa chung nhất, có tính chất trung hịa về mặt phong cách và gọi là từ trung tâm hay từ chủ đạo. Các từ khác của loạt đồng nghĩa được tập hợp xung quanh từ chủ đạo và được giải thích qua từ chủ đạo đó. Các từ khác trong loạt đồng nghĩa có thể được phân biệt với nhau ở các mặt: sắc thái ý nghĩa, phạm vi sử dụng, sắc thái biểu cảm...

Như vậy, tiêu chí của loạt đồng nghĩa là một ý nghĩa chung thống nhất. Sự khác nhau của các thành tố trong loạt đồng nghĩa cũng chỉ trong phạm vi cái ý nghĩa chung thống nhất đó.

Trường hợp một từ tham gia vào nhiều loạt đồng nghĩa thì có thể trong loạt này nó là từ chủ đạo, cịn trong loạt khác thì khơng. Mặt khác, một từ tham gia vào loạt đồng nghĩa nào đó với ý nghĩa phái sinh, nghĩa bóng của mình thì khơng đóng vai trị chủ đạo trong loạt đó.

c. Từ trái nghĩa (antonyms).

* Khái niệm về từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo thế

đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa biểu hiện khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau.

Cần phân biệt hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:

1) Sự đối lập về mức độ của thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng. 2) Sự đối lập loại trừ nhau.

Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải các từ. Các từ có thể trái nghĩa nhau ở một hoặc một vài nghĩa nào đó, chứ khơng nhất thiết tất cả.

* Những tiêu chí ngơn ngữ học của từ trái nghĩa.

Về cơ bản, người ta thường đề cập đến ba tiêu chí sau đây:

1) Tiêu chí về khả năng kết hợp của các vế. Trong cặp từ trái nghĩa, nếu vế này có thể kết hợp với

những từ nào đó thì vế kia cũng có thể kết hợp được với những từ ấy. So sánh một cặp từ trong tiếng Việt: cao

- thấp

người cao - người thấp

cây cao - cây thấp

cao cờ - thấp cờ cao tay- thấp tay...

Khi khả năng kết hợp khác nhau, chứng tỏ chúng khơng trái nghĩa. Ví dụ: trình độ cao, nhưng khơng thể: *trình độ hạ...

2) Tiêu chí về khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh. Trong ngữ cảnh, các từ trái nghĩa thường xảy ra

hiện tượng tranh chấp thế đối lập. Căn cứ vào mức độ khả năng cùng gặp, người ta xác lập nên đối lập nào là cơ bản và đối lập nào là không cơ bản. Trong trường hợp đối lập là cơ bản thì xác định được các cặp từ trái nghĩa.

3) Tính quy luật của những liên tưởng đối lập. Tức là khi nhắc đến vế thứ nhất, người ta nghĩ ngay

đến vế thứ hai. Trong trường hợp có sự tranh chấp về thế đối lập, thì thế đối lập nào được liên tưởng thường xuyên nhất, trước nhất sẽ là thế đối lập cơ bản.

* Trái nghĩa và các phạm trù ngữ nghĩa khác.

(i) Trái nghĩa và đồng âm là xa nhau nhất. Trái nghĩa có liên hệ về nghĩa, có sự chỉ định theo tiêu chí

của nghĩa, trong khi đồng âm khơng có.

(ii) Trái nghĩa và đa nghĩa đều đề cập đến những ý nghĩa liên hệ nhau, nhưng ở từ đa nghĩa đó là

những ý nghĩa của một từ, cịn ở từ trái nghĩa đó là những ý nghĩa của các từ khác nhau.

(iii) Đối chọi (enatisemy) (còn gọi là sự trái nghĩa bên trong) là hiện tượng trái nghĩa của các ý nghĩa

khác nhau của một từ. Do vậy, có thể xem đối chọi là hiện tượng trung gian giữa đa nghĩa và trái nghĩa. (iv) Trái nghĩa và đồng nghĩa có nhiều điểm giống nhau nhất. Cả hai đều nói đến những vỏ ngữ âm

nhau theo một tiêu chí. Từ trái nghĩa chứa đựng các tiêu chí phủ định nhau, cịn từ đồng nghĩa khơng phủ định, loại trừ nhau mà chính xác hóa, bổ sung nhau.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)