II. CÁC NGÔN NGỮ CHÂU PHI
2. Phân loại các ngôn ngữ African
Nhà ngôn ngữ học Mỹ Joseph H. Greenberg đã cung cấp sự phân loại tồn diện đầu tiên về các ngơn ngữ African. Trong cơng trình The Languages of Africa (1963), ông đã đánh dấu những cội nguồn lịch sử và sự phát triển của các ngôn ngữ African, và phân loại chúng thành bốn nhóm chính: nhóm Niger-Congo, nhóm
nhóm này là nhóm Niger-Congo với khoảng 300 triệu người. Nhóm lớn thứ hai, nhóm Afro-Asiatic, có khoảng 200 triệu người; tiếp đó là nhóm Nilo-Saharan với hơn 11 triệu người và nhóm Khoisan với khoảng 78.000 người.
Trong khi phân loại các ngôn ngữ African, Greenberg đã so sánh các danh sách của những từ cơ bản từ một số lượng lớn các ngơn ngữ.
Ơng cũng so sánh những nét tương đồng về các dạng thức và các chức năng của những cấu trúc ngữ pháp. Những ngơn ngữ thuộc về cùng nhóm sẽ chia phần vốn từ vựng cơ bản - những từ được biết như là những từ cùng họ hàng (cognates) - và các đặc trưng ngữ pháp phản ánh vết tích đối với một gốc gác chung. Các nhà ngôn ngữ học quy cội nguồn được chia phần này như là ngôn ngữ tiền thân (protolanguage) hoặc
ngôn ngữ tổ tiên (ancestral language).
Các phương ngữ hình thành khi mà những nhóm người nói cùng ngơn ngữ di chuyển tách riêng ra, và các ngôn ngữ của họ thay đổi theo những cách thức khác nhau. Ban đầu, mỗi nhóm có thể hiểu được những biến thể được nói bởi những nhóm khác, nhưng sau hàng trăm năm chia tách, những biến thể này có thể trở thành khó hiểu. Trước thời gian ấy, các ngơn ngữ khu biệt được hình thành bằng những gốc gác chung và những hệ thống ngữ pháp tương đồng. Ví dụ, tiếng Swahili thuộc về nhóm ngơn ngữ Bantu. Tất cả các ngơn ngữ Bantu đều lưu lại vết tích các gốc gác của mình đối với Cameroon và phía Tây Nigeria, nơi mà nhiều nhà ngơn ngữ học tin tưởng ngôn ngữ tổ tiên này bắt nguồn từ đó.
Các nhà ngơn ngữ học mơ tả đa số các ngôn ngữ African như là những ngôn ngữ có tính thanh điệu (tonal), bởi vì cao độ (pitch) mà một âm tiết hoặc tổ hợp âm tiết được phát âm ra có thể chỉ định ý nghĩa. Một số ngơn ngữ African có một hệ thống phân lớp danh từ (noun class system), trong đó người nói nối kết các tiền tố và các hậu tố vào những thân từ (stem) của danh từ để chỉ định số ít hay số nhiều hoặc để diễn đạt các phẩm chất của danh từ, chẳng hạn như kích thước hoặc animacy (dùng khi một thực thể được quy chiếu là động vật hay bất động vật). Nhiều ngôn ngữ African khác phân biệt các danh từ giống đực với các danh từ giống cái, hoặc giữa những danh từ giống đực, giống cái với giống trung.
a. Nhóm Niger-Congo.
Các ngơn ngữ trong nhóm Niger-Congo có khoảng 300 triệu người nói. Nhóm này có bảy tiểu nhóm chính. Sáu tiểu nhóm trong số đó bao phủ hầu hết vùng Tây Phi và nước Cộng hòa Trung Phi. Tiếng Bantu, một nhánh đơn của tiểu nhóm thứ bảy, được nói hầu hết ở nửa miền Nam châu Phi. Những tiểu nhóm của nhóm Niger-Congo này là tiểu nhóm Benue-Congo (bao gồm tiếng Bantu), tiểu nhóm Atlantic Tây, tiểu nhóm Mande, tiểu nhóm Voltaic, tiểu nhóm Kwa, tiểu nhóm Adamawa Tây và tiểu nhóm Kordofanian. Nhóm Niger-Congo thừa kế từ một ngơn ngữ tiền thân có niên đại 5000 năm trước.
Tiểu nhóm Benue-Congo là nhánh lớn nhất của nhóm Niger-Congo. Các ngôn ngữ Bantu, một trong những nhánh của nó, có hơn 90 triệu người nói. Một số nhà ngơn ngữ học lịch sử và nhà khảo cổ học đã nêu giả thuyết rằng sự mở rộng nhanh chóng của những ngôn ngữ Bantu từ quê hương tiền Bantu (proto - Bantu) ở Cameroon và miền Đơng Nigeria đã tạo thành ba làn sóng chính của sự di trú, từ 3000 năm đến 4000 năm trước đây. Nghiên cứu của họ chỉ định rằng làn sóng đầu tiên của sự mở rộng này tạo ra tiếng Bantu Bắc. Làn sóng thứ hai và thứ ba của sự mở rộng đã phát triển thành tiếng Bantu Tây và tiếng Bantu Đơng. Tiếng Swahili, ngơn ngữ được nói rộng rãi nhất ở châu Phi với gần 50 triệu người, bắt nguồn từ tiếng Bantu Đông. Các ngôn ngữ Bantu khác, bao gồm tiếng Shona, tiếng Tswana, tiếng Zulu và tiếng Xhosa, được nói ở miền Nam châu Phi; tiếng Kikuyu, tiếng Kisukuma và tiếng Luo được nói ở miền Đơng châu Phi; còn tiếng Kikongo, tiếng Kinyarwanda và tiếng Kirundi được nói ở miền Trung châu Phi.
Các ngơn ngữ trong tiểu nhóm Atlantic Tây được nói ở vùng gần bờ biển Atlantic của châu Phi, từ Senegal đến Chad. Ngơn ngữ nổi trội của nhóm này, tiếng Fulfulde, có hơn 13 triệu người nói ở Senegal, Cameroon và Chad. Các ngơn ngữ khác trong tiểu nhóm này bao gồm tiếng Wolof ở Senegal và tiếng Temne
ở Guinea. Các ngôn ngữ trong tiểu nhóm Mande được nói ở Senegal, Mali, Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tiếng Bambara, được nói ở Mali, là ngơn ngữ chủ yếu trong tiểu nhóm này. Các ngơn ngữ Mande khác bao gồm tiếng Mende được nói ở Sierra Leone và tiếng Kpelle được nói ở Liberia và Guinea.
Tiểu nhóm ngơn ngữ Voltaic, cũng được quy chiếu như là nhóm Gur, có nhiều người nói ở Mali, Cơte d'Ivoire, Ghana, Togo, Dahomey, Nigeria và Burkina Faso. Các ngôn ngữ Kwa bao gồm tiếng Twi và tiếng Yoruba được nói ở Ghana và Nigeria tương ứng từng cái một. Tiếng Yoruba có số lượng người nói lớn nhất trong nhóm này, với hơn 22 triệu người. Các ngơn ngữ Kwa khác được nói ở Liberia, Cơte d'Ivoire, Togo và Dahomey. Các ngơn ngữ của tiểu nhóm Adamawa Tây được nói ở Cameroon, Cộng hịa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) và Cộng hịa Trung Phi. Tiểu nhóm Kordofanian có chưa đầy 500.000 người nói ở những dãy núi Nuba của Sudan. Tiếng Moro, ngơn ngữ trong tiểu nhóm này có lượng người nói lớn nhất, khoảng 23.000 người.
Đa số các ngơn ngữ trong nhóm Niger - Congo, với ngoại lệ là tiếng Swahili và tiếng Fulfulde, đều là những ngơn ngữ có tính thanh điệu. Trong các ngôn ngữ thanh điệu, ý nghĩa của cùng tập hợp các chữ cái có thể thay đổi cùng với cao độ (pitch) mà người nói phát âm chúng. Ví dụ, trong tiếng Yoruba, từ bi có nghĩa “cứu một đứa trẻ” nếu được phát âm bằng một giọng điệu trung hòa. Nhưng nếu được phát âm với một giọng điệu thấp thì nó có nghĩa là “tung lên”, và nếu được phát âm với một giọng điệu cao thì có nghĩa là “u cầu”. Trong tiếng Bambara, từ ba có nghĩa “dịng sơng” khi được phát âm với một giọng điệu cao, và có nghĩa “con dê” khi được phát âm với một giọng điệu thấp.
Các ngôn ngữ Bantu và những ngơn ngữ khác trong tiểu nhóm Benue - Congo cấu tạo các động từ bằng việc thêm những tiền tố và những hậu tố vào thân từ của một động từ. Những tiền tố được thêm vào trước thân từ của động từ chỉ định ai (chủ thể), khi nào (giai đoạn thời gian) và cái gì (đối tượng); những hậu tố được nối kết vào sau thân từ của động biểu thị các giới ngữ, các mối quan hệ nguyên nhân và dạng bị động. Ví dụ, câu tiếng Việt “Cậu ấy đang nấu ăn cho tơi” có thể được biểu thị bằng một từ đơn ananipikia trong tiếng Swahili. Trong tiếng Shona, một ngôn ngữ Bantu khác, ari kundibikira biểu thị câu tiếng Việt vừa dẫn. Thân từ động từ pik trong tiếng Swahili và bik trong tiếng Shona là cùng nguồn gốc và có thể được lưu lại dấu vết trong ngơn ngữ tiền Bantu (proto-Bantu language). Các từ khác cũng có thể để lại vết tích trong tiền ngơn ngữ Niger - Congo (Niger - Congo protolanguage). Ví dụ, từ “hơm qua” là jana trong tiếng Swahili (tiều nhóm Bantu) và ana trong tiếng Yoruba (tiểu nhóm Kwa); từ “ba” (số từ) là tatu ở tiếng Swahili, eeta trong tiếng Yoruba và ati trong ngơn ngữ Fulfulde (tiểu nhóm Atlantic Tây).
Một đặc trưng quan trọng khác của các ngơn ngữ trong tiểu nhóm Benue - Congo là hệ thống phân lớp danh từ, trong đó những tiền tố và những hậu tố được nối vào thân từ của danh từ. Trong các ngôn ngữ Bantu, các danh từ thường bao gồm một tiền tố được theo sau bởi một thân từ của danh từ. Tiền tố này có thể chỉ định số, tương đương one person và people trong tiếng Anh. Trong tiếng Swahili m- đứng trước một danh từ định một (số ít), và wa- chỉ định lớn hơn một (số nhiều), chẳng hạn: mtu có nghĩa “một người” và watu “nhiều người”. Trong tiếng Zulu, sự luân chuyển số ít/số nhiều là umu/aba, và umuntu và abantu chỉ định “một người” và “nhiều người”. Trong tiếng Shona, sự luân chuyển này là mu/va, và munhu/vanhu biểu thị hoặc một hoặc hơn một. Watu của tiếng Swahili, abantu của tiếng Zulu và vanhu của Shona là những từ giống nhau và đều lưu lại vết tích trong ngơn ngữ tiền Bantu.
Trong các ngôn ngữ Bantu, danh từ và những từ loại khác - chẳng hạn như các đại từ chỉ định (demonstratives) (“đây” và “đó”), các động từ và tính từ - đều trải qua những sự thay đổi về sự phù ứng (agreement), như được chỉ rõ qua các ví dụ sau đây. Câu tiếng Anh “This good chair is broken” được diễn đạt trong tiếng Swahili là kiti hiki kizuri kimevunjika; hình thái số nhiều “These good chairs are broken” trở thành
viti hivi vizuri vimevunjika. Các tiền tố ki- và vi- của kiti / viki (chair/chairs) phù ứng với các đại từ chỉ định hiki / hivi (this/these), các tính từ kizuri / vizuri (good) và các động từ kimevunjika / vimevunjika (broken).
b. Nhóm Afro-Asiatic.
Các ngôn ngữ Afro-Asiatic, trước đây được biết như là những ngôn ngữ Hamito-Semitic, là ngữ hệ cơ bản của vùng Bắc Phi và Trung Đơng, gồm có khoảng 250 ngơn ngữ. Ngữ hệ Afro-Asiatic có năm nhánh, hoặc những tiểu ngữ hệ: tiểu ngữ hệ Semitic, tiểu ngữ hệ Berber, tiểu ngữ hệ Ai Cập, tiểu ngữ hệ Cushitic và tiểu ngữ hệ Chadic. Những ngôn ngữ Semitic bao gồm tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái, tiếng Amharic (ngơn ngữ chính thức của Ethiopia), cũng như các ngơn ngữ cổ xưa như tiếng Assyro-Babylonian, hoặc tiếng Akkadian, tiếng Aramaic và tiếng Phoenician. Nhánh Ai Cập của các ngơn ngữ Afro-Asiatic gồm có tiếng Ai Cập cổ đại, kể cả pha cuối cùng của nó, tiếng Cóptic, sống sót cho đến khoảng thế kỷ thứ 14. Nhánh Berber của ngữ hệ Afro-Asiatic bao gồm tiếng Tuareg và những ngôn ngữ khác của vùng Bắc và Tây bắc châu Phi. Nhiều người nói tiếng Berber cũng nói tiếng Ả Rập, và nhiều ngôn ngữ Berber được viết theo hệ thống chữ viết tiếng Ả Rập. Các ngôn ngữ Cushitic được nói phần lớn ở Ethiopia, Somalia và Kenya. Chúng bao gồm tiếng Orominga (được nói ở Kenya và miền Nam Ethiopia), chúng được viết theo hệ thống chữ Ethiopic, còn tiếng Somali được viết theo hệ thống chữ cái La-tinh. Các ngơn ngữ Chadic được nói ở miền Tây và miền Trung châu Phi. Ngôn ngữ quan trọng nhất trong những ngôn ngữ này là tiếng Hausa, ngôn ngữ dân tộc của khu vực Bắc Nigeria và những vùng lân cận, và nó cịn được dùng như là một ngơn ngữ lingua franca khu vực cho hàng triệu người nói khơng có ngơn ngữ dân tộc. Về mặt truyền thống, nó được viết theo hệ thống chữ viết tiếng Ả Rập, tiếng Hausa bắt đầu để được viết theo bảng chữ cái La-tinh trong suốt thế kỷ thứ 20.
Các ngơn ngữ Afro-Asiatic có khoảng 200 triệu người nói ở miền Bắc châu Phi, Somalia, Ethiopia, Eritrea và khu vực xung quanh Lake Chad ở Trung Phi. Vốn từ vựng cơ bản được chia sẻ bởi các ngôn ngữ Afro-Asiatic phản chiếu một cuộc sống đồng quê, qui tụ thức ăn, vật ni và cây trồng. Nhóm ngơn ngữ Afro- Asiatic được chia thành năm tiểu nhóm với tổng số hơn 350 ngơn ngữ. Những tiểu nhóm này là tiếng Chadic, tiếng Berber, tiếng Semitic, tiếng Cushitic và tiếng Ai Cập. Ngơn ngữ tiền thân của nhóm này, bắt đầu tách ly thành những nhánh riêng biệt khoảng 6000 năm trước đây, được biết như là ngôn ngữ Semitic tổ tiên (ancestral Semitic). Nó cũng là tiền ngơn ngữ của những ngơn ngữ Semitic khác, như tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập.
Tiểu nhóm ngơn ngữ Chadic, bao gồm khoảng 100 ngơn ngữ với hơn 30 triệu người nói, là tiểu nhóm lớn nhất trong nhóm Afro-Asiatic. Tiếng Hausa, ngơn ngữ thiết yếu của nó, cũng là ngơn ngữ quan trọng nhất trong nhóm Afro-Asiatic. Khoảng 22 triệu người nói tiếng Hausa như một ngơn ngữ thứ nhất hoặc thành thạo như một ngôn ngữ thứ hai, và hầu hết họ đều sống ở miền Nam Nigeria và miền Bắc Niger. Tiếng Hausa cũng được dùng như là ngôn ngữ lingua franca - một ngôn ngữ dành cho thương mại và truyền thông - ở Tây Phi, đặc biệt là ở Senegal, Côte d'Ivoire và ở nhiều vùng của Libya. Tiếng Hausa đã mượn nhiều từ của những ngôn ngữ láng giềng, như tiếng Yoruba và tiếng Tuareg. Nó cũng vay mượn một số lớn các từ của tiếng Ả Rập.
Các ngơn ngữ Berber có xấp xỉ 11 triệu người nói ở Bắc Phi. Ngơn ngữ nổi trội của tiểu nhóm này, tiếng Tuareg, được nói ở Morocco. Những ngơn ngữ Semitic bao gồm tiếng Amharic và tiếng Tigrinya; các nhà ngơn ngữ học đã tìm thấy vết tích chúng trong tiếng Ge'ez, một ngơn ngữ được nói ở Bắc Ethiopia từ 1000 đến 2000 năm trước đây. Tiếng Beja và tiếng Oromo chiếm được địa vị với tư cách là những ngôn ngữ thiết yếu của tiểu nhóm Cushitic, với tiếng Beja được nói ở Sudan và Eritrea, cịn tiếng Oromo ở Ethiopia. Tiểu nhóm Ai Cập có niên đại ít nhất 5000 năm, nhưng tiếng Ai Cập được nói chưa tới khoảng 600 năm. Nhánh cuối cùng của nó, được biết như là tiếng Coptic, cịn sống sót với tư cách là ngơn ngữ nghi thức của Nhà thờ Ai Cập (liturgical language of the Coptic Church).
Những ngơn ngữ trong nhóm Afr -Asiatic chia sẻ nhiều đặc tính. Một đặc tính chung là dùng phụ âm nhấn mạnh (emphatic consonant), bằng cách gia giảm độ mạnh mà người nói đặt trên một phụ âm để thay đổi ý nghĩa của những từ nhất định. Ví dụ, từ mana trong tiếng Hausa có nghĩa là “đối với chúng ta”, nhưng khi phát âm nhấn mạnh phụ âm /n/ trong mana, nó có nghĩa là “buộc phải chống lại”. Tương tự, từ hama có nghĩa
là “đập mạnh”, nhưng nếu phát âm với việc nhấn mạnh /m/ trong hamma, nó có nghĩa là “ngáp”. Những ngơn ngữ trong nhóm này cũng phân biệt danh từ giống đực với danh từ giống cái. Những danh từ giống cái có một cách đặc trưng phụ âm một /t/ ở cuối. Ví dụ, trong tiếng Amharic, từ dành cho người đàn ông là sew và cho người đàn bà là set; giống như vậy, ligu có nghĩa là “chàng trai” và ligitu là “cơ gái”.
c. Nhóm Nilo - Saharan.
Nhóm ngơn ngữ Nilo-Saharan bao trùm hầu hết miền Đông Sahara, thượng nguồn thung lũng sông Nile (Nile Valley), những vùng xung quanh Lake Victoria ở miền Trung Đơng châu Phi và nước Cộng hịa Dân chủ Congo. Những ngơn ngữ trong nhóm này được nói bởi khoảng 11 triệu người. Nhóm ngơn ngữ Nilo - Saharan chia thành sáu tiểu nhóm: tiểu nhóm Nilotic (hoặc Chari - Nile), tiểu nhóm Songhai, tiểu nhóm Saharan, tiểu nhóm Maban, tiểu nhóm Koman và tiểu nhóm Fur. Ngơn ngữ tổ tiên được nói hàng nghìn năm trước đây ở Sahara giữa Chad và Nile.
c ngơn ngữ trong tiểu nhóm này bao gồm tiếng Luo được nói ở Kenya, tiếng Masai (hoặc Maasai) được nói ở Kenya và Tanzania, và tiếng Nubian được nói dọc theo thung lũng sơng Nile ở Sudan và Ai Cập. Những ngơn ngữ khác trong tiểu nhóm này được nói ở Chad, Ethiopia, Uganda, nước Cộng hòa Dân chủ Congo và nước Cộng hòa Trung Phi. Tiếng Songhai được nói dọc theo dịng sơng Niger ở Mali và Niger. Tiểu mhóm Saharan gồm có tiếng Kanuri được nói ở Nigeria; tiếng Teda được nói ở miền Trung Sahara và tiếng Zaghawa được nói ở Chad lẫn Sudan. Tiếng Maban được nói ở Chad, Koman và dọc theo một phần viền giữa Ethiopia và Sudan. Tiếng Fur là tiểu nhóm nhỏ khác được nói ở tỉnh Darfur của Sudan.
Các ngôn ngữ Nilo - Saharan là những ngôn ngữ thanh điệu, giống như đa số các ngơn ngữ ở nhóm Niger-Congo. Một số ngơn ngữ Nilo - Saharan thêm cả những tiền tố lẫn những hậu tố vào các động từ; các ngôn ngữ khác chỉ thêm các hậu tố. Tuy nhiên, các ngơn ngữ Nilo-Saharan khơng có một hệ thống phân lớp