Các ngôn ngữ biến đổi như thế nào?

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 30 - 32)

IV. SỰ TIẾN HỐ CỦA NGƠN NGỮ

2. Các ngôn ngữ biến đổi như thế nào?

Các ngôn ngữ liên tục trải qua những thay đổi, mặc dầu những người nói của một ngơn ngữ thường khơng biết về những sự thay đổi đó như chúng đang xuất hiện. Ví dụ, tiếng Anh Mỹ có một sự thay đổi đang diễn ra ấy là sự khác nhau về cách phát âm giữa các từ cot và caught đang mất dần. Những sự thay đổi ấy trở nên kịch tính hơn sau những thời kỳ dài hơn về thời gian. Những người đọc tiếng Anh hiện đại có thể u cầu những ghi chú để hiểu hồn toàn những tác phẩm của nhà soạn kịch Anh William Shakespeare, người đã viết trong suốt cuối thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ thứ 17. Tiếng Anh của nhà thơ Geoffrey Chaucer thế kỷ thứ 14 khác nhiều với ngôn ngữ này thời hiện đại mà nhiều người đọc thích một bản dịch sang tiếng Anh hiện đại hơn. Việc học để đọc những tác phẩm của Alfred the Great, vua Saxon thế kỷ thứ 9, có thể so sánh với việc thu nhận kiến thức đọc của người Đức.

a. Sự biến đổi âm thanh.

Sự biến đổi lịch sử có thể tác động đến tất cả các thành phần của ngôn ngữ. Sự biến đổi âm thanh là khu vực biến đổi của ngôn ngữ từng được tiếp nhận sự nghiên cứu nhiều nhất. Một trong những sự biến đổi âm thanh cơ bản trong lịch sử của ngôn ngữ Anh là cái được gọi là sự biến đổi các nguyên âm dài (Great Vowel Shift). Sự biến đổi này, đã xuất hiện trong suốt thế kỷ thứ 15 và thế kỷ thứ 16, đã tác động đến cách phát âm của tất cả các nguyên âm dài tiếng Anh (các nguyên âm có một trường độ âm thanh tương đối dài). Trong tiếng Anh Trung đại, được nói từ năm 1100 đến năm 1500, từ house được phát âm với âm tố nguyên âm của từ

boot tiếng Anh hiện đại, trong khi boot được phát âm với âm tố nguyên âm của boat tiếng Anh hiện đại. Sự

biến đổi đã ảnh hưởng đến cách phát âm của house cũng đã ảnh hưởng đến những nguyên âm của mouse,

louse, và mouth. Điều này minh họa một nguyên lý quan trọng của việc biến đổi âm thanh: nó hướng tới tính

quy luật, hoặc tính đều đặn (regular) - nghĩa là, một sự biến đổi âm thanh cụ thể trong một ngơn ngữ có xu hướng xuất hiện theo cùng một cách thức trong tất cả các từ.

Nguyên lý về tính đều đặn của sự biến đổi âm thanh có một tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà ngôn ngữ học khi so sánh các ngơn ngữ khác nhau vì tính quan hệ cội nguồn (genetic relatedness). Các nhà ngơn ngữ học so sánh những từ gốc từ (root words) từ những ngôn ngữ khác nhau nhằm xem xét chúng đủ giống nhau để có một gốc từ trong cùng một từ ở một ngôn ngữ tổ tiên chung hay không. Bằng việc xác lập rằng những sự khác biệt âm thanh giữa các từ cùng gốc là kết quả của những sự biến âm đều đặn xuất hiện trong nhiều ngơn ngữ, các nhà ngơn ngữ học có thể hỗ trợ việc kết luận rằng những ngôn ngữ khác nhau này đã thừa kế từ cùng ngơn ngữ gốc đó. Ví dụ, bằng việc so sánh từ La-tinh pate với cách dịch tiếng Anh father của nó, các nhà ngơn ngữ học có thể tun bố rằng hai ngơn ngữ này quan hệ về phương diện cội nguồn vì những nét giống nhau nhất định giữa hai từ này. Các nhà ngơn ngữ học cũng có thể nêu giả thuyết rằng p tiếng La-tinh đã biến đổi thành f trong tiếng Anh, và cả hai từ đó đã thừa kế từ cùng một từ gốc. Họ có thể tìm kiếm những ví dụ khác để làm tăng thêm giả thuyết này, như từ piscis tiếng La-tinh và cách dịch bằng tiếng Anh fish của nó, và pes tiếng La-tinh với phiên bản foot bằng tiếng Anh. Sự biến đổi âm thanh liên quan đến f trong những ngôn ngữ Germanic thành p trong đa số các nhánh khác của ngữ hệ Ấn-Âu là một sự biến đổi âm

b. Sự biến đổi hình thái học.

Hình thái học của một ngơn ngữ cũng có thể cũng biến đổi. Một sự biến đổi hình thái học đang diễn ra trong tiếng Anh là sự mất dần về sự khu biệt giữa hình thái who danh cách (nominative), hoặc chủ ngữ (subject), với hình thái whom đối cách (accusative), hoặc bổ ngữ (object). Những người nói tiếng Anh sử dụng cả hai hình thái who và whom cho bổ ngữ của một câu, trong khi nói cả Who did you see? lẫn Whom did you

see? Tuy nhiên, những người nói tiếng Anh sử dụng chỉ hình thái who cho chủ ngữ của một câu, như trong Who saw you? Tiếng Anh cổ đại, hình thái tiếng Anh được nói từ khoảng năm 700 đến khoảng năm 1100, có

một hình thái học phức tạp hơn nhiều so với tiếng Anh hiện đại. Từ tiếng Anh hiện đại stone chỉ có ba hình thái bổ sung: hình thái số ít sở hữu cách (genitive singular) stone's, hình thái số nhiều (plural) stones và hình thái số nhiều sở hữu cách (genitive plural) stones'. Tất cả ba hình thái bổ sung này đều có cùng cách phát âm. Trong tiếng Anh cổ đại, những hình thái này hồn tồn khác với nhau: stan, stanes, stanas, và stana, tương ứng từng cái một. Ngồi ra, từng có một hình thái tặng cách số ít stane và hình thái tặng cách số nhiều stanum được sử dụng cho những trường hợp sau những giới từ nhất định, như trong under stanum (under stone).

c. Sự biến đổi cú pháp.

Sự biến đổi cũng có thể tác động đến cú pháp. Trong tiếng Anh hiện đại, trật tự từ cơ bản là chủ ngữ- động từ-bổ ngữ, như câu I know John. Chỉ có một trật tự từ có thể khác là bổ ngữ-chủ ngữ-động từ, như trong

John I know (but Mary I don't). Tiếng Anh cổ đại, trái lại, cho phép tất cả những sự hốn vị (permutations) trật

tự từ có thể có, kể cả chủ ngữ-bổ ngữ-động từ, như trong Gif hie œnigne feld secan wolden, có nghĩa là If they

wished to seek any field, hoặc theo nghĩa câu chữ là If they any field to seek wished. Việc mất dần tự do trật tự

từ là một trong những sự biến đổi cú pháp chính phân cách ngơn ngữ Anh hiện đại với tiếng Anh cổ đại.

d. Sự biến đổi từ vựng và ngữ nghĩa.

Nghĩa của các từ cũng có thể biến đổi. Trong tiếng Anh Trung đại, từ nice thường có nghĩa là “dại dột” (foolish), và đôi khi là “bẽn lẽn” (shy), chứ chưa bao giờ có nghĩa hiện đại là “thú vị” (pleasant). Việc biến đổi về các ý nghĩa của từ được biết như là sự biến đổi ngữ nghĩa (semantic change) và có thể được nhìn nhận như là một phần của hiện tượng biến đổi chung hơn là biến đổi từ vựng (lexical change), hoặc biến đổi về vốn từ của một ngơn ngữ. Các từ chẳng những có thể biến đổi ý nghĩa của mình mà cịn có thể trở nên lỗi thời (obsolete) nữa. Ví dụ, những người đọc hiện đại yêu cầu một sự ghi chú để giải thích từ hent (take hold of) của Shakespeare, mà từ lâu rồi nó khơng cịn được dùng nữa. Ngồi ra, những từ mới có thể được tạo ra, chẳng hạn như từ feedback.

e. Biến đổi vì sự vay mượn.

Trong khi nhiều sự biến đổi xảy ra trong một ngôn ngữ đã cho không cần đến sự giao thoa (interference) bên ngồi, thì nhiều sự biến đổi có thể là kết quả từ việc tiếp xúc với các ngôn ngữ khác. Các nhà ngôn ngữ học sử dụng những thuật ngữ borrowing và loan để quy chiếu đến những trường hợp mà ở đó một ngơn ngữ lấy một cái gì đó từ ngơn ngữ khác. Những trường hợp rõ ràng nhất về sự vay mượn là trong từ vựng. Tiếng Anh, ví dụ, đã vay mượn một bộ phận lớn về từ vựng của nó từ tiếng Pháp và tiếng La-tinh. Hầu hết các từ trong những từ được vay mượn này là cái gì đó có phần trưởng giả (scholarly) hơn, như ở trong từ

human (tiếng La-tinh humanus), vì những từ thường được sử dụng chung của bất kỳ ngơn ngữ nào cũng có vẻ

ít bị mất đi hoặc bị thay thế. Tuy nhiên, một ít từ được vay mượn vào tiếng Anh là chung, như từ tiếng Pháp

very, đã thay thế từ bản địa tiếng Anh sore như trong các ngữ đoạn chẳng hạn như as sore afraid có nghĩa là

“rất hoảng sợ”. Việc vay mượn của những từ chung như vậy phản ánh sự tiếp xúc chặt chẽ từng tồn tại giữa tiếng Anh và tiếng Pháp trong thời kỳ sau cuộc Chinh phục Norman của nước Anh vào năm 1066.

Việc vay mượn có thể tác động khơng chỉ đến vốn từ mà còn, về nguyên tắc, đến tất cả các thành tố ngữ pháp của một ngôn ngữ. Hậu tố -er tiếng Anh, được thêm vào các động từ để cấu tạo những danh từ, như trong cách cấu tạo của baker từ bake, là một sự vay mượn có tính chất sau cùng từ hậu tố -arius tiếng La-tinh.

Hậu tố này đã từng được hòa nhập vào một phạm vi như vậy, tuy nhiên, nó được sử dụng với những từ, chẳng hạn như bake, cũng như với những từ La-tinh. Cú pháp cũng có thể được vay mượn. Ví dụ, tiếng Amharic, một ngơn ngữ Semitic của Ethiopia, đã hủy bỏ mơ hình trật tự từ Semitic thông thường động từ-chủ ngữ-bổ ngữ, và thay thế nó bằng trật tự từ chủ ngữ-bổ ngữ-động từ, được vay mượn từ những ngôn ngữ phi Semitic lân cận. Mặc dầu về nguyên tắc bất kỳ thành phần nào của ngơn ngữ đều có thể được vay mượn, nhưng một vài thành phần là dễ bị ảnh hưởng tới sự vay mượn hơn những thành phần khác. Từ vựng văn hóa là cái dễ bị ảnh hưởng nhất tới sự vay mượn, trong khi hình thái học là cái ít dễ bị ảnh hưởng nhất.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 30 - 32)