1. Từ vựng và các đơn vị từ vựng.
Tập hợp tất cả các từ và những đơn vị tương đương với từ (thành ngữ và cụm từ từ vựng) của một ngôn ngữ lập thành từ vựng (lexicon) của ngơn ngữ đó. Từ vựng là chất liệu cần thiết, cơ bản nhất để kiến tạo nên một ngơn ngữ, mà thiếu nó, chúng ta khơng thể hình dung được ngơn ngữ này. Từ được xem xét ở bậc từ vựng - ngữ nghĩa, về cơ bản, khác với từ được nghiên cứu ở bậc ngữ âm và ngữ pháp. Khi đề cập đến từ theo quan điểm từ vựng học, chủ yếu chúng ta chú ý đến chức năng biểu thị khái niệm của từ. Khía cạnh này có liên quan đến nghĩa từ.
a. Vị trí và đặc điểm của từ trong cơ cấu ngôn ngữ.
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào trọn vẹn về từ. Tuy nhiên, người ta vẫn phải thừa nhận từ là một phạm trù ngôn ngữ quan trọng vào bậc nhất. F. de Saussure (1973) nhận xét rằng “từ, mặc dầu khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của ngơn ngữ.”
Để hiểu được khái niệm từ, tốt hơn hết là nghiên cứu các đặc điểm của từ. Đa số các nhà ngơn ngữ đều nhất trí cho từ có các đặc điểm cơ bản sau đây:
1) Từ là một loại đơn vị có nghĩa. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt được từ với các đơn vị ngữ
âm như âm vị, âm tiết... Như chúng ta đã từng đề cập ở các chương trước, âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, bản thân nó khơng có nghĩa mà chỉ có tác dụng khu biệt nghĩa. Cịn âm tiết là đơn vị cấu âm nhỏ nhất của lời nói, mà khi khảo sát nó, người ta đã gạt bỏ mặt nội dung ngữ nghĩa của nó và chỉ quan niệm nó như một đơn vị âm thanh.
Đặc điểm này tuy đúng nhưng chưa đủ, vì nó làm cho người ta khơng phân biệt được từ với những đơn vị khác nhỏ hơn từ - ví dụ như hình vị - và lớn hơn nó – ví dụ như cụm từ và câu - là những đơn vị cũng có nghĩa.
2) Từ là một chỉnh thể. Tính chỉnh thể của từ thể hiện ở mặt ngữ nghĩa lẫn hình thức cấu tạo. Chẳng
hạn, máy bay trong tiếng Việt là một từ. Ý nghĩa của nó khơng đơn thuần là tổng số ý nghĩa của hai hình vị
máy và bay. Máy bay chỉ khái niệm về một phương tiện giao thơng nào đó. Ý nghĩa của từ này tốt lên từ tồn
bộ hình thức âm thanh của nó, chúng ta khơng đợi hiểu xong ý nghĩa của từng hình vị cấu tạo nên nó rồi mới hiểu ý nghĩa của nó. Về hình thức cấu tạo, ta cũng khơng thể dễ dàng tách hình vị của tổ hợp máy bay ra và xen thêm một yếu tố nào khác vào được, chẳng hạn như máy và bay .
C.Marx cũng đã từng nhận xét với đại ý rằng khi những nhu cầu của mình và những hình thái hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình đều tăng lên và phát triển thêm một bước nữa... thì người ta lại đặt cho cả một loạt sự vật những tên gọi khác nhau, và người ta căn cứ vào những kinh nghiệm đã có mà phân biệt sự vật đó với những sự vật khác của ngoại giới.
3) Từ có tính độc lập cao. Tính độc lập của từ được thể hiện qua mấy điểm sau:
a) Từ có vị trí linh hoạt trong lời nói. Điều này thấy rõ nhất trong các ngơn ngữ biến hình như tiếng
La-tinh cổ đại và tiếng Nga hiện đại. Ví dụ, trong câu tiếng Nga: (Tớ yêu cậu), mỗi một từ có thể đặt thành ở ba vị trí khác nhau (đầu, cuối và giữa) mà không đến nỗi làm thay đổi nội dung cơ bản của câu. Tuy nhiên, khả năng này không phải là tuyệt đối.
b) Từ có khả năng tách ra khỏi các từ bên cạnh trong chuỗi lời nói bằng cách xen vào những từ khác.
So sánh:
Mẹ về
Mẹ của tôi đã về
Mẹ và cha của tôi hơm qua đã về
c) Từ có khả năng kết hợp rộng rãi với rất nhiều từ khác trong điều kiện ngữ nghĩa và từ loại cho phép.
So sánh:
Nhà tranh, nhà ngói, nhà xây, nhà rộng... Ngơi nhà, nền nhà, cái nhà, tịa nhà...
d) Từ có khả năng đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ
ngữ, trạng ngữ...
e) Từ có khả năng làm thành một câu độc lập, kể cả câu đặc biệt hoặc câu rút gọn. Ví dụ: Help! trong
tiếng Anh, Cháy! trong tiếng Việt...
Tuy nhiên, hai khả năng d) và e) trên đây không phù hợp với những từ mà ý nghĩa từ vựng không rõ ràng hoặc bị “hư hóa” như nơi, cuộc, lúc... và các hư từ khác.
Ba đặc điểm cơ bản trên đây cần được vận dụng một cách đồng thời để nhận diện từ, có như vậy mới tránh được sự lầm lẫn giữa từ với các đơn vị khác nhỏ hơn hoặc lớn hơn nó.
Như vậy, “từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, biểu thị các hiện tượng của thực tế, sinh hoạt tâm lý của con người và thường được tập thể người cùng nói một ngơn ngữ, cùng có một mối liên hệ lẫn nhau về mặt lịch sử hiểu giống nhau” ( .).
b. Các đơn vị từ vựng khác.
Trong hệ thống từ vựng của ngơn ngữ, ngồi từ là đơn vị trung tâm nhất, cơ bản nhất, cịn có những đơn vị từ vựng khác. Những đơn vị từ vựng này, về mặt kết cấu, có thể gồm nhiều từ, nhưng ý nghĩa của chúng mang tính “cơ đúc” cao. Khi sử dụng, người ta sử dụng luôn cả khối ấy như một từ. Vì đặc điểm này mà người ta gọi chúng là những đơn vị tương đương với từ. Các đơn vị này chính là các cụm từ cố định, hay cịn gọi là những cụm từ ngữ cú hoặc những cụm từ từ vựng. Tiêu biểu trong số chúng là các thành ngữ và quán
ngữ.
* Thành ngữ.
Thành ngữ (idioms) là những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.
Bên cạnh nội dung trí tuệ, thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định.
Về mặt cấu tạo, các thành ngữ nói chung được cấu tạo theo các quy tắc ngữ pháp của từng ngôn ngữ cụ thể, và tương đương như một từ tổ. Về mặt biểu hiện, thành ngữ phản ánh cách xem xét, ghi nhận độc đáo của mỗi cộng đồng ngôn ngữ trước thực tế, những nét đặc thù của không gian và xã hội mà họ sống. Vì vậy, ngay một ý niệm có nội dung tương đương như nhau, nhưng thành ngữ của từng ngơn ngữ lại có sự phản ánh khác nhau. So sánh: ý “riêng với nhau” trong các câu sau đây:
Anh: face to face (mặt giáp mặt).
Nga: (mắt nhìn mắt).
Pháp: téte à téte (đầu đối đầu).
Thành ngữ có một đặc tính quan trọng là tính ngun khối, tức là khơng thể căn cứ vào nghĩa của từng từ tạo nên thành ngữ để hiểu thành ngữ. Bởi vì tồn bộ từ tham gia trong một thành ngữ gắn chặt với nhau, không thể tách riêng nhau được. Đặc tính này kéo theo một đặc tính thứ hai là khó có thể thay đổi thành
* Quán ngữ.
Quán ngữ là những cụm từ cố định được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa
đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó.
Về ý nghĩa cũng như hình thức, các qn ngữ trơng chẳng khác gì với các cụm từ tự do, nhưng do nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng được dùng lặp đi lặp lại như những đơn vị có sẵn.
Mỗi một loại hình phong cách văn bản đều có những qn ngữ đặc trưng.
2. Từ vựng học.
Nói một cách đơn giản nhất, từ vựng học (lexicology) là bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng của ngơn ngữ. Nói cách khác, từ vựng học là một ngành của ngôn ngữ học xử lý vốn từ (vocabulary) của một ngơn ngữ trên cơ sở mơ hình, cấu trúc, sự phát triển, cách dùng, ý nghĩa và sự tiến hóa của nó. Nó được phân biệt với từ điển học (lexicography) ở chỗ từ điển học là nghệ thuật và khoa học của việc biên soạn từ điển. Từ điển học cũng có thể được nhìn nhận như là một ngành của từ vựng học ứng dụng.
Trên cấp độ từ vựng, nghĩa của từ được quan niệm như là mặt nội dung, mặt biểu thị khái niệm được ẩn chứa sau mặt hình thúc (ngữ âm cũng như chữ viết) của từ. Ý nghĩa (khái niệm) của từ khơng tách rời khỏi từ. Bên cạnh đó, đây là một sự liên hệ phức tạp, mang tính lịch sử, tuy tồn tại độc lập nhau.
Đây chính là ý nghĩa từ vựng (lexical meanings) của từ. Theo cách hiểu này, ý nghĩa của từ chính là những mối liên hệ được hình thành trong lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh sự vật hoặc hiện tượng mà con người nhận thức được và được thể hện trong chính bản thân từ. Nghĩa ấy bao giờ cũng có tính khái qt. Từ có thể, trong khi phản ánh sự vật, chỉ chú ý đến đặc trưng nào đó tiêu biểu nhất, nhưng khơng vì thế mà nó thiếu khách quan, thiếu chân thực. Do vậy, có thể nói, nghĩa là vấn đề quan trọng nhất của ngơn ngữ. “Ngơn ngữ khơng có nghĩa là vơ nghĩa”. Cho nên, nghiên cứu về từ, thực chất là nghiên cứu nghĩa, vì nghĩa là “linh hồn” của từ. Do vậy, một bộ môn quan trọng nhất của từ vựng học nghiên cứu về nghĩa từ được gọi là
ngữ nghĩa học (semantics).