VỀ KHÁI NIỆM HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 45)

Triết học biện chứng Mac-xít đã chỉ ra rằng đặc tính như một phương thức tồn tại của thế giới là tính hệ thống. Trong Phép biện chứng của tự nhiên Enghels đã viết: “Toàn bộ giới tự nhiên mà chúng ta biết được họp thành một hệ thống, một mối liên hệ tổng hợp của các vật thể; ở đây, chúng ta hiểu vật thể là tất cả những cái gì là thực tại vật chất, kể từ ngôi sao cho đến nguyên tử”.

Như vậy, hệ thống (system) là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách

quan. Đó là một đặc trung mà các sự vật, hiện tượng được xem xét như là một chỉnh thể, bao gồm các đơn vị và các yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, mỗi thành tố chịu sự quy định của các thành tố khác, và trái lại, bản thân nó cũng tham gia vào việc quy định các thành tố khác. Bất kỳ một sự tác động nào đến một thành tố, vào một đơn vị - trên nguyên tắc - đều gây ra tác động tiếp theo đến các thành tố, các đơn vị khác trong hệ thống.

Còn cấu trúc (structure) là một thuộc tính của hệ thống. Đó là cách tổ chức, cách sắp xếp bên trong

của hệ thống, là cách sắp xếp các thành tố, các đơn vị để cho hệ thống tồn tại. Do vậy, nói tới cấu trúc là nói tới sự sắp xếp các đơn vị, các thành tố theo những mối quan hệ trong hệ thống. Cấu trúc, qua đó, hiện ra như một mơ hình, một hình ảnh khái quát, một lược đồ trừu tượng mà nhờ đó, chúng ta tiếp cận được đối tượng như một hệ thống chỉnh thẻ.

Như vậy, cấu trúc phải có ba điều kiện: 1) Có các yếu tố, các đơn vị.

2) Có các quan hệ để nối kết, sắp xếp các yếu tố, các đơn vị.

3) Các yếu tố, các đơn vị, qua các quan hệ, phải tạo nên một chỉnh thể duy nhất nương tựa nhau. Còn hệ thống khác với cấu trúc ở chỗ cấu trúc chỉ được xem xét từ góc độ tĩnh tại mang tính chất thời đoạn; cịn hệ thống chính là cấu trúc đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 45)