Các quy luật của sự tiến hóa ngơn ngữ

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 28 - 30)

IV. SỰ TIẾN HỐ CỦA NGƠN NGỮ

1. Các quy luật của sự tiến hóa ngơn ngữ

Nhìn chung, ngơn ngữ ln phát triển theo những quy luật nhất định. Người ta thường nói đến hai quy luật phát triển của ngơn ngữ: quy luật bên ngồi và quy luật bên trong, hay cịn gọi là con đường bên ngồi và con đường bên trong ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội gắn liền với lịch sử của từng dân tộc, từng xã hội nhất định. Quy

luật phát triển bên ngồi của ngơn ngữ do các nhân tố lịch sử - xã hội quyết định.

Trước hết, cần phải đề cập đến quy luật phân ly một ngôn ngữ chung thành những ngôn ngữ và phương ngữ riêng gắn liền với những điều kiện xã hội. C.Marx và Ph.Enghels đã giải thích quy luật này như sau: “Nguồn gốc của xu thế phân ly là ở trong những phần tử của tổ chức thị tộc, xu thế này càng tăng lên vì trong ngơn ngữ hình thành những xu thế cá biệt... Vì các thị tộc ở vào những khu vực xa cách nhau, nên khơng khỏi thành ra có sự khác nhau trong ngơn ngữ... Sự xa cách có tính chất địa phương - về mặt không gian - dần dần dẫn tới sự xuất hiện của những hiện tượng khác nhau trong ngôn ngữ.” Khi bàn về nguồn gốc các thổ ngữ của những bộ lạc Anh-điêng ở Mỹ, Ph.Enghels cũng khẳng định đó là do “tình trạng chia tách mà có”. Sự chia tách ấy có khi làm cho ngơn ngữ của một số bộ lạc không những đi đến chỗ khác hẳn nhau mà còn đi đến chỗ gần như mất hẳn mọi di tích của sự đồng nhất lúc đầu.

Bên cạnh quy luật phân ly là quy luật hợp nhất ngôn ngữ thông qua cái gọi là hiện tượng “tiếp xúc ngôn ngữ”. Cùng với sự phát triển của xã hội, các ngơn ngữ riêng biệt có thể phát triển từ các ngơn ngữ bộ lạc thành ngôn ngữ dân tộc, từ các ngôn ngữ dân tộc thành liên minh ngôn ngữ. “Các bộ lạc hợp nhất thành liên minh bộ lạc làm cho các ngơn ngữ thân thuộc khơng gần hay hồn tồn khơng thân thuộc với nhau cũng tiếp xúc chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau”.

địa lý, ngày càng có vai trị lớn trong hoạt động xã hội của con người, những ngôn ngữ như vậy sẽ phát triển thành các sinh ngữ (living languages). Ngược lại, có những ngơn ngữ, ngày càng bị thu hẹp phạm vi hoạt động, ít người sử dụng, và có thể đi đến chỗ tàn lụi, diệt vong. Những ngôn ngữ như vậy trở thành các tử ngữ (death languages).

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của xã hội, của văn sinh và của khoa học kỹ thuật là sự phát triển và xuất hiện những hiện tượng, sự vật mới, hình thành nên những tên gọi mới. Những tên gọi mới này ngày càng bổ sung thêm, làm phong phú thêm vốn từ cho ngơn ngữ. Trái lại, có những hiện tượng xã hội, trong xu thế phát triển của lịch sử, bị đào thải, bị mất đi kéo theo sự thu hẹp phạm vi hoặc gạt bỏ tần số sử dụng bằng các từ biểu thị chúng trong ngôn ngữ.

Quy luật phát triển nội tại của ngơn ngữ chính là sự phát triển tự thân của ngôn ngữ. Sự phát triển

bên trong này, tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có mặt trong các cấp độ, các bộ phận của hệ thống ngơn ngữ. Có thể giải thích ngun nhân của quy luật phát triển nội tại này như sau: Để ngày càng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con ngườứi trong sự phát triển không ngừng của xã hội, bản thân ngơn ngữ phải hồn thiện chính mình bằng cách gạt bỏ những yếu tố, những bộ phận, những phương tiện khơng phù hợp, khơng tiết kiệm, ít hiệu quả, bổ sung, sửa chữa, thiết bị lại những cái gì cần thiết, có sức biểu đạt ngày càng cao để phục vụ và làm trịn chức năng xã hội của mình.

Bên cạnh sự phát triển của cơ cấu ngữ âm, hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của ngơn ngữ cũng có những sự phát triển đa dạng và phức tạp. Sự phát triển này được biểu hiện trước hết bằng sự biến đổi thành phần ngữ âm của từ. Ví dụ, trong tiếng Anh hiện đại, danh từ advice (lời khuyên bảo) xuất hiện vào cuối thế kỷ XIII ở dạng thức tiếng Pháp cổ đại là avis vào các thế kỷ XIV và XVI, thỉnh thoảng nó được viết là advis. Sau đó, vào thế kỷ XV, nó bắt đầu được nối thêm -e để biểu thị nguyên âm dài /i:/, và đến thế kỷ XVI nó được thay thế âm /c/ bằng /s/ để biểu thị động từ. Như vậy, từ advice đã trải qua một quá trình biến âm: avis > advis >

advise > advice để có đượùc dạng thức danh từ như hiện nay.

Cùng với sự phát triển của thành phần ngữ âm của từ, nghĩa của từ cũng có sự phát triển. Có thể nói, trong sự phát triển của cơ cấu từ vựng, thì nghĩa là bình diện có sự phát triển nhất. Bởi vì nghĩa chính là cách dùng, cách sử dụng. Chẳng hạn, động từ land trong tiếng Anh ban đầu dùng để biểu thị sự hạ cánh, sự tiếp đất (xuống mặt đất). Nhưng hiện nay, nó đã mở rộng ý nghĩa, cịn dùng để biểu thị sự hạ cánh, sự tiếp xúc (xuống mặt nước). Ví dụ:

The swan landed on the lake

(Con thiên nga đáp xuống hồ nước).

Hay như trong Nga ngữ, từ vào cuối thế kỷ thứ XVIII nó được dùng với nghĩa “con mắt của ngơi nhà”, nhưng hiện nay đa trở nên thông dụng với ý nghĩa “cửa sổ ” thuần túy.

Cuối cùng, chính là sự biến đổi nội tại của cơ cấu ngữ pháp của ngôn ngữ. Sự biến đổi của cơ cấu ngữ pháp, trưóc hết đó là sự biến đổi của thành phần cú pháp trong câu, của quy tắc diễn đạt sau nữa là sự biến đổi của cấu trúc từ pháp và đặc điểm từ loại của lớp từ. Chẳng hạn, so sánh một văn bản tiếng Việt hiện nay với một văn bản tiếng Việt vào cuối thế kỷ thứ, chúng ta dễ dàng thấy rằng: Hiện nay người Việt có xu hướng sử dụng câu phức, câu nhiều thành phần hơn trước. Điều đó phản ánh, với một mặt, năng lực tư duy nhận thức và năng lực diễn đạt của người Việt ngày càng cao, càng chặt chẽ, càng logic, và với mặt khác, phản ánh sự phát triển trong cơ cấu nội tại của cú pháp tiếng Việt: cấu trúc cú pháp của tiếng Việt ngày càng phức tạp hóa và hiện đại hóa.

Cũng cần lưu ý thêm rằng: trong ba cấp độ, ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ngơn ngữ thì hai cấp độ đầu phát triển nhiều hơn, nhanh hơn so với cấp độ ngữ pháp. Bởi một lẽ hiển nhiên là: Ngữ pháp của mỗi một ngơn ngữ là bộ phận có tính ổn định cao hơn so với bộ phận từ vựng và bộ phận ngữ âm. Mặt khác, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, hơn lúc nào hết, được biểu thị chủ yếu và tập trung thông qua ngữ pháp. Mà các quy luật của tư duy, của sự nhận thức, của suy nghĩ là chung cho tất cả mọi người, mọi dân tộc trong mọi nơi,

mọi lúc, mọi hồn cảnh. Do vậy, một phần nào đó nó có ảnh hưởng đến sự phát triển nội tại của cơ cấu ngữ pháp.

Thực ra, việc phân chia thành hai quy luật bên trong và bên ngoài của sự phát triển ngơn ngữ chỉ có tính chất tương đối, thuần tuý về mặt thủ pháp. Trên thực tế, hai quy luật này ln hịa quyện và tương tác lẫn nhau. Có những nguyên nhân về sự phát triển bên trong (hoặc bên ngoài) lại phải được và tất yếu lý giải bằng những nguyên nhân bên ngồi (hoặc bên trong) của ngơn ngữ, và cho dù bằng con đường nội tại hay con đường ngoại tại, thì bao giờ các nhân tố xã hội - lịch sử vẫn là những tiêu chí quan trọng để đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ. Bởi một lẽ hiển nhiên là ngôn ngữ bao giờứ cũng là một sản phẩm của con người, gắn liến với xã hội và lịch sử, gắn liền với nhận thức và tư duy, với hoạt động lao động của con người.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 28 - 30)