Ferdinand de Saussure là người đầu tiên nêu luận điểm phân biệt ngơn ngữ và lời nói. Để xây dựng khoa học ngôn ngữ, F. de Saussure trước hết đã phân biệt ngun liệu của nó là tồn bộ những hiện tượng phát sinh từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày với đối tượng của nó được coi như là một hệ thống các yếu tố quyết định sự tồn tại của những hiện tượng kia. Và ông gọi cái đối tượng ấy là ngơn ngữ (langue), cịn ngun liệu là những hiện tượng của lời nói (parole). Sự phân biệt có tính khoa học này đươc thể hiện bằng một loạt các tiêu chí khác nhau như sau:
1) Ngơn ngữ là hoạt động nói năng, hoạt động hiểu được khái quát thành cái chung cho toàn xã hội. Nó là hệ thống các quy tắc tổ chức và hệ thống các đơn vị, là hệ thống ký hiệu tồn tại trong óc của những người cùng nói một thứ tiếng, là cái mã chung cho cả cộng đồng, nó làm cho “hình ảnh thính giác” ăn khớp với những khái niệm. Cịn lời nói là sự vận dụng cái mã này của người nói, và chỉ là cái biểu hiện cụ thể của cái hệ thống kia.
2) Ngơn ngữ là sản phẩm mà người nói ghi nhận một cách thụ động, là sản phẩm được tàng trữ nhờ có ký ức dưới dạng tiềm năng. Do vậy, mọi hoạt động của ngơn ngữ đều thuộc phạm vi lời nói, thuộc hành động cá nhân.
3) Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm tập thể được xây dựng trên quá trình lao động sản xuất của xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm tồn tại dưới dạng tiềm năng trong bộ óc của mỗi người, giống như một pho từ điển mà tất cả các bản in đều giống nhau được phân phối cho từng cá nhân. Nó là phương tiện chung cho mọi người, cả người nói lẫn người nghe, và hoạt động như một thể chế có tính chất bắt buộc. Mỗi cá nhân khơng thể tự mình tạo ra ngơn ngữ, cũng khơng thể thay đổi được nó, mà phải trải qua một thời gian học tập mới biết được cách hoạt động của nó và để sử dụng nó cho có hiệu lực. Nó là một sự vật tách biệt đến mỗi người mất khả năng nói, vẫn có thể giữ được ngơn ngữ miễn là người đó hiểu những tín hiệu ngữ âm nghe được. Cịn lời nói chỉ là hành động cụ thể thay đổi từ người này sang người khác và là hoạt động sinh lý của mỗi người. Sự phát âm thuộc lĩnh vực sinh lý học, cịn kết quả âm thanh thì là một hiện tượng vật lý. Tư tưởng, tình cảm, ý chí của cá nhân thì thuộc lĩnh vực tâm lý học.
4) Mặt khác, để đảm bảo chức năng thông báo, ngôn ngữ phải được ổn định trong một thời gian tương đối dài, cịn lời nói là hành động cá nhân có tính chất nhất thời là ln ln thay đổi, thể hiện trong muôn vàn hành động cụ thể. Đó là tính sáng tạo khơng ngừng của việc sử dụng ngơn ngữ nhằm đáp ứng chuyển biến của hiện thực khách quan. Từ tính sáng tạo và tính cụ thể của lới nói, có thể giả định tính khái qt của ngơn ngữ. Vì ngơn ngữ có khái qt thì lời nói mới cụ thể. Và lời nói có cụ thể được là bởi ngơn ngữ có tính khái qt
cao. Đây chính là những mâu thuẫn của tiếng nói, nhưng là những mâu thuẫn thống nhất, là động lực nội tại làm cho ngôn ngữ không ngừng phát triển.
5) Bên cạnh đó, ngơn ngữ là cái cần thiết cho lời nói có thể hiểu được và gây ra tất cả hiệu lực của nó. Ngược lại, lời nói là phương tiện tồn tại của ngơn ngữ, là cần thiết cho ngôn ngữ được xác lập và là cần thiết cho nó phát triển. Bị tiêu diệt là những ngơn ngữ khơng cịn ai sử dụng và cũng khơng cịn gì dấu vết của lời nói.
Như vậy, phân biệt ngơn ngữ và lời nói là “đồng thời người ta cùng tách ln: 1. Cái có tính xã hội với cái có tính cá nhân;
2. Cái gì có tính cốt yếu và cái gì có tính chất phụ thuộc hay ít nhiều có tính chất ngẫu nhiên; 3. Cái trừu tượng và cái cụ thể”.
Mặc dù có quan hệ như vậy, nhưng ngơn ngữ và lời nói là hai vật hồn tồn tách biệt nhau.
Với luận điểm này, Saussure đã làm một cuộc cách mạng trong Ngôn ngữ học, đã “chặt đứt mọi xiềng xích làm cho ngơn ngữ khơng cịn lệ thuộc vào triết học, sử học, tâm lý học... và đã làm thay đổi quỹ đạo nghiên cứu”. Với Giáo trình ngơn ngữ học đại cương (1973) nổi tiếng của mình, Fredinand de Saussure đã khai sinh ra nền ngôn ngữ học hiện đại ngày nay.