Cơ cấu nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 69 - 71)

III. NGHĨA CỦA TỪ

4. Cơ cấu nghĩa của từ

Ngơn ngữ có một quy luật tiết kiệm vơ cùng kỳ diệu là dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn. Quy luật này thể hiện ở tất cả các mặt: ngữ âm từ vựng và ngữ pháp. Ở ngữ âm, với vài chục âm vị, bằng những cách kết hợp khác nhau có thể tạo nên một số lượng rất lớn các âm tiết. Trong ngữ pháp, với một số lượng từ hữu hạn, có thể tạo ra các câu biểu hiện tồn bộ thế giới tư tưởng phong phú và đa dạng của con người.

Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể diễn đạt nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, hiện tượng đa nghĩa (polysemy) của từ được xem là một trong những quy luật có tính phổ qt của ngơn ngữ. Một điều dễ nhận thấy là hiện tượng

đơn nghĩa (monosemy) của từ rất ít, mà hầu hết, các từ trong mọi ngơn ngữ đều đa nghĩa, nhưng đó khơng

phải là những tổ chức lộn xộn, từ cha trong tiếng Việt là một ví dụ:

1) Người đàn ơng trong quan hệ với con: “Ông Tư là cha của Nam và chồng của bà Năm” 2) Người sáng lập: “Darwin là cha đẻ của học thuyết tiến hóa”.

3) Chức tước trong nhà thờ: “Cha xứ rửa tội cho con chiên”.

Như vậy, đa nghĩa là hiện tượng ở một từ hiện diện hai hoặc lớn hơn hai ý nghĩa có liên quan với

nhau về mặt nào đó, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định nảy sinh do phát triển ý nghĩa ban đầu của từ.

Tùy theo từng đặc điểm về mặt loại hình của từng ngơn ngữ mà hiện tượng đa nghĩa của từ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới ra đời, tiếng Việt có xu hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng khác đã có từ trước như trong nhiều ngôn ngữ khác. Ở các ngơn ngữ chắp dính, hầu như mỗi hình vị chỉ biểu thị một ý nghĩa cho nên từ trong các ngôn ngữ này đạt đến một độ dài khá lớn. Các ngơn ngữ biến hình cũng có hiện tượng đa nghĩa

của các hình vị. Nhưng xét kỹ, hiện tượng đa nghĩa của các hình vị trong các ngơn ngữ chuyển dạng nói chung khơng giống hiện tượng đa nghĩa của từ trong tiếng Việt. Hình vị trong các ngơn ngữ này không bao giờ là những đơn vị hoạt động độc lập. Hiện tượng đa nghĩa của các hình vị của chúng hồn toàn do cấu trúc của ngơn ngữ quy định, chứ khơng phải do q trình sử dụng tạo nên.

Các nghĩa của mỗi từ đa nghĩa có thể thuộc hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế.

Nghĩa tự do (free meanings) là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện thực của thực tế

khách quan. Sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào các ngữ cố định, mà có quan hệ rộng rãi và nhiều vẻ. Bởi vì mối quan hệ của các từ có nghĩa tự do với các từ khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định, mà do bản thân những mối liên hệ có thật tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng khách quan được các từ này biểu thị quy định.

Nghĩa hạn chế (bound meanings) là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế. Vì các từ

trong các tổ hợp này kết hợp với nhau không phải do nội dung logic của các từ, mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định [ví dụ: dài (áo dài) - sắt (kỷ luật sắt)...].

Từ đơn nghĩa (monosemy) hoặc chỉ có một nghĩa tự do (bầu) hoặc chỉ có một nghĩa hạn chế.

Từ đa nghĩa (polysemy) có thể vừa có nghĩa tự do, vừa có thể có nghĩa hạn chế. Trong các nghĩa của

một từ đa nghĩa có một nghĩa là nghĩa cơ bản (primary meaning) còn các nghĩa khác là nghĩa phát sinh. (derived meanings). Nghĩa cơ bản thường gọi là nghĩa tự do. Trường hợp có nhiều nghĩa tự do, thì có một nghĩa tự do là cơ bản, cịn các nghĩa khác là nghĩa tự do phát sinh

Về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa của từ đa nghĩa không phải là tổng hợp cuả những nghĩa khác nhau, mà là một hệ thống có liên hệ và quy định lẫn nhau.

Các nghĩa phái sinh có thể quan hệ trực tiếp với các nghĩa cơ bản, hoặc có thể quan hệ gián tiếp với

nghĩa cơ bản thông qua một nghĩa khác. Tất cả các nghĩa liên hệ với nhau làm thành một hệ thống.

Khi phân tích từ đa nghĩa, cần phân biệt từ có nghĩa khái quát với từ nhiều nghĩa. Tiếng Việt có rất nhiều từ có nghĩa khái quát. Nó có thể tham gia vào những kết hợp rất đa dạng với các từ khác và có những sắc thái nghĩa khác nhau.

Nghĩa của từ là một phạm trù nhận thức - tâm lý. Do vậy, một ý nghĩa được phái sinh từ một ý nghĩa khác nào đó, hay nghĩa nào đó là chính sản sinh ra nghĩa khác đều dựa chủ yếu vào q trình sản sinh ngữ nghĩa, có liên quan với các quá trình mở rộng và thu hẹp nghĩa, q trình chuyển đổi tên gọi.

Như đã nói, từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa và các nghĩa đó có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Đến lượt mình, trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng bao gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích được, chúng được gọi là các nghĩa tố (semes). Nghĩa tố có thể được hiểu là một dấu hiệu lơgích tương ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm, đó cũng chính là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm và cũng được sắp xếp theo những tổ chức nào đó. Do vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu nghĩa tố, tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau ra làm sao.

Chẳng hạn, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt được phân tích là: bộ phận phía dưới của cơ thể người hoặc động vật dùng để nâng đỡ cơ thể đứng yên hay vận động dời chỗ. Trong nghĩa này có ba dấu hiệu lơgích của sự vật ứng với ba thuộc tính chung của nó đã được đưa vào. Đó chính là ba nghĩa tố của từ chân.

Ba nghĩa tố trên đây được nhận diện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từ khác, chẳng hạn như:

tay, đầu, lưng, ngực, bụng...; nghĩa tố bộ phận cơ thể động vật chung cho các từ trong nhóm; hai nghĩa tố cịn

lại được nhận diện thông qua đối chiếu và so sánh với các từ trong nhóm để thếy được sự khác biệt trong dấu hiệu lơgích về chức năng, vị trí của sự vật được gọi tên.

Cần lưu ý rằng việc tổ chức và sắp xếp các nghĩa và các nghĩa tố của một từ đa nghĩa không phải là sự sắp xếp theo thứ tự thời gian hay tuyến tính, mà là sự sắp xếp từ cái lớn đến cái nhỏ, từ cái quan trọng nhất đến cái ít quan trọng hơn. Do vậy, phân tích nghĩa của từ cho đến những thành tố cuối cùng khơng cịn có thể phân tích được nữa là một yêu cầu bắt buộc xét về mặt nguyên tắc, không chỉ đối với nhà từ vựng học mà còn đối với nhà từ điển học. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện vẫn chưa có được một phương pháp tổng quát đủ hiệu quả để cho phép xác định trong số các dấu hiệu lơgích cái nào được coi là nghĩa tố, cái nào thì khơng. Do vậy, khi phân tích nghĩa từ, nhiều khi chúng ta phải có những biện luận riêng cho từng nhóm, thận chí cho từng từ.

Một phần của tài liệu Cơ sở ngôn ngữ học (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)