2.2.1 .Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát xung đột lợi ích
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát xung
Trên thực tế, kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát XĐLI được đánh giá là chưa hiệu quả, cịn mang tính hình thức. Theo đó, “quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã có quy định cụ thể và quán triệt thường xuyên nhưng tình trạng vi phạm cịn khá phổ biến; những người có chức vụ, quyền hạn thậm chí là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thực hiện kiểm soát XĐLI; cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm nhiều nơi cịn thiếu chặt chẽ, khơng nghiêm, chưa tạo được ý thức tuân thủ rộng rãi các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành xử của cán bộ, công chức, viên chức” [25]. Quy định về việc nộp lại quà tặng cịn hình thức, thiếu khả thi, thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm; việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế rất khó kiểm sốt, khó phát hiện vi phạm do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức; qua tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, “từ năm 2006 - 2015 có 879 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng với tổng giá trị 3,3 tỷ đồng; có 10 trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý” [15]. Theo báo cáo cơng tác phịng, chống tham nhũng năm 2019 của TTCP, trong năm 2019 chỉ có 09
trường hợp nộp lại quà tặng với tổng giá trị 4,172 tỉ đồng, 02 trường hợp nhận quà không đúng quy định gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 01 trường hợp với số tiền 150 triệu đồng và Cao Bằng có 01 trường hợp nhận tài sản là ô tô trị giá 3,72 tỉ đồng. Con số này là còn quá thấp, chưa phản ánh đúng thực trạng tặng quà và nhận quà tặng hiện nay.
Việc thực hiện các biện pháp kiểm sốt XĐLI khác như: khơng được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư; không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngồi về các cơng việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết; khơng được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thơi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; khơng được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước... mới chỉ đạt kết quả khiêm tốn do các giải pháp đưa ra chỉ mang tính chất đơn lẻ, khơng có sự liên thông, đồng bộ với các biện pháp quản lý của các ngành, lĩnh vực khác như thuế, ngân hàng, đất đai, đăng ký kinh doanh...
Kết quả khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp [7] đối với 1.801 CB, CC, VC về tầm quan trọng của một số tiêu chí trong cơng tác tuyển dụng và đề bạt cán bộ trong cơ quan, đơn vị cho thấy, phần lớn số người trả lời đã cho rằng năng lực và thành tích là hai yếu tố chính trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ. Nhưng, vẫn cịn một tỷ lệ khơng nhỏ (từ 12,4% - 15,9%) cán bộ, công chức đồng ý rằng có quan hệ thân quen (gia đình, bạn bè…) là yếu tố quan trọng trong tuyển dụng và đề bạt công chức. Cũng trong khảo sát nêu trên, khi hỏi ý kiến nhận định của 2.601 người dân, 1.801 CB, CC, VC và 1.058 lãnh đạo doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng hiện nay thì kết quả cho thấy có một nguyên nhân rất quan trọng liên quan đến việc kiểm sốt XĐLI, đó là tình trạng “cán bộ nhận tiền, quà biếu liên quan đến công vụ đã trở thành thói quen” với tỷ lệ đồng ý của 76% số người dân được hỏi; 57% số cán bộ, công chức và 83% số lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Thanh tra và Công ty T&C Consulting - Một số vấn đề ẩn chứa nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực cấp và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà năm 2010 đã chỉ ra rằng khi hộ gia đình thuê đơn vị trung gian, tư vấn giúp họ đăng ký quyền sử dụng đất thì có 51% hộ gia đình trả tiền thuê chính cán bộ địa chính trên địa bàn của mình. Cũng báo cáo đó cho biết, 15,6% cán bộ địa chính thừa nhận rằng họ giúp bên mơi giới cho dịch vụ “trọn gói” và 19% giúp cho “dịch vụ lấy nhanh”. Vừa qua, một số cơ quan báo chí, truyền thơng nước ta cũng đã đề cập đến trường hợp một vị cán bộ nguyên là Bộ trưởng tham gia Hội đồng quản trị của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quản lý của Bộ đó. Sau đó, vị này đã phải rút khỏi Hội đồng quản trị của Công ty.
Ở Việt Nam, TTCP và nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam mới đây đã công bố kết quả khảo sát có tên “Kiểm sốt XĐLI trong khu vực công - Quy định và thực tiễn ở Việt Nam” lần đầu đề cập khá toàn diện về vấn đề này. Dựa trên việc phỏng vấn 2.647 người, trong đó có 570 người dân, 596 đại diện doanh nghiệp và hơn 1.400 cán bộ công chức, khảo sát cho thấy 6 lĩnh vực hoạt động của khu vực công có XĐLI ở Việt Nam bao gồm: cung cấp dịch vụ công; bổ nhiệm và tuyển dụng; quản lý đấu thầu; cấp phép, phê duyệt dự án; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong đó, các tình huống XĐLI xuất hiện phổ biến nhất là trong quản lý đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, bổ nhiệm và tuyển dụng. Còn các hình thức XĐLI phổ biến nhất là tặng quà/nhận quà bằng tiền và hiện vật; sử dụng lợi thế thông tin để vụ lợi và ra quyết định hoặc tác động có lợi cho người thân.
Vẫn theo khảo sát, gần 70% số doanh nghiệp và cán bộ, cơng chức có biết việc tặng/nhận q có mục đích chủ yếu là giúp giải quyết cơng việc. Đặc biệt, báo cáo cho hay, cán bộ công chức và doanh nghiệp đều cảm nhận chung là tặng quà đã trở thành “trào lưu”, “thơng lệ”, thậm chí “luật chơi”. Trong hoạt động đấu thầu, có tới 38% doanh nghiệp được hỏi cho rằng việc thắng thầu trong một dự án là do chạy chọt, 50% doanh nghiệp cho rằng do ưu ái cho người thân. Đối với việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, có khoảng 20% cán bộ cơng chức cho rằng yếu tố “con cháu và có
quan hệ với lãnh đạo” là quan trọng; 35% cán bộ công chức biết rõ trường hợp lãnh đạo tuyển dụng người thân.
Theo Báo cáo Tổng kết năm 2018 của TTCP về việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, sau khi kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của CB, CC, VC tại 1.996 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, cơng chức vi phạm bị xử lý là 43 người. Qua đó, cho thấy việc phát hiện và xử lý đối với các vi phạm về việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn thấp, chưa tạo được sức mạnh trong phòng ngừa, răn đe đối với loại vi phạm này. [16, tr13]
Tại Việt Nam, quy định về XĐLI vẫn còn rất mới, các vi phạm về XĐLI thường được phát giác khi hậu quả đã xảy ra, khi đó vi phạm thường chuyển sang các vi phạm khác như tham nhũng, vi phạm quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thốt, lãng phí. Tuy nhiên, những vi phạm này xảy ra đều có dấu hiệu XĐLI, xuất phát từ XĐLI. Mới đây, danh sách cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật vừa có thêm tên ông Vũ Huy Hoàng – cựu Bộ trưởng Bộ Công thương và bà Hồ Thị Kim Thoa – cựu Thứ trưởng Bộ Công thương. Cả 02 cán bộ này đều liên quan tới vụ việc giao đất cho doanh nghiệp tư nhân trái phép gây thiệt hại, thất thốt và lãng phí ngân sách nhà nước đặc biệt lớn. Trước đó, vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, ơng Vũ Huy Hồng cũng từng bị xử lý sau khi để xảy ra rất nhiều sai phạm, đặc biệt trong công tác cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng. Theo kết luận của Ban Bí thư nêu rõ, ông đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai làm lãnh đạo. Còn bà Hồ Thị Kim Thoa trước đây cũng từng có những sai phạm nghiêm trọng trong câu chuyện cổ phần hóa ở Cơng ty Điện Quang, khi hầu hết các thành viên trong gia đình bà Thoa sở hữu phần lớn cổ phần của doanh nghiệp này. Hơn nữa, đây là doanh nghiệp mà bà Thoa là Chủ tịch trước khi lên chức Thứ trưởng Bộ Công thương. Việc xác định lợi ích cụ thể khiến những người có chức vụ, quyền hạn lựa chọn làm sai nhiệm vụ, công vụ là rất khó, nhưng có thể chắc chắn rằng họ vi phạm đều là để đạt được mục đích (lợi
ích) bản thân hay gia đình mình – lợi ích bất chính. Các sai phạm thường thấy là trong thực hiện chế độ, chính sách nhà đất và trong cơng tác cán bộ. Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt nghiêm khắc xử lý những vi phạm này, cương quyết xử lý những cá nhân vi phạm, dù đương chức hay đã nghỉ hưu cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng, thượng tôn pháp luật.
Mặc dù với hệ thống các quy định về kiểm soát XĐLI tương đối đầy đủ nhưng hiệu quả thực thi vẫn còn rất thấp trên thực tế. Bởi lẽ, XĐLI là một vấn đề mới và nhận thức của xã hội về vấn đề này còn rất hạn chế. Kiểm soát XĐLI phải phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, tư tưởng của người có XĐLI và của những người có thẩm quyền kiểm sốt XĐLI. Nhưng trong thực tế, với ý chí ln muốn tối đa lợi ích cho bản thân và để đạt được lợi ích ấy những người có chức vụ, quyền hạn sẽ rất dễ bị khuất phục mà dẫn đến có những hành động, quyết định không đúng với chức trách, nhiệm vụ của mình.
Kết luận Chương 2
Quan điểm về kiểm sốt XĐLI ở Việt Nam đã được thể hiện từ thời kỳ phong kiến cho đến nay. Chính sự khắt khe, triệt để của pháp luật trước đây đã đem đến ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc trong phòng tránh, hạn chế các mặt tiêu cực của quan lại, của nhà nước. Và đây trở thành nền tảng cho các quy định về kiểm soát XĐLI trong pháp luật PCTN sau này. Tới nay kiểm soát XĐLI đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của Luật PCTN 2018.
Luật PCTN 2018 đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm XĐLI cùng những cách thức kiểm soát XĐLI. Từ đây, kiểm soát XĐLI được thống nhất trong cách hiểu và cách thực hiện. Pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI đã cho thấy sự kết hợp giữa việc đưa ra nguyên tắc chung với các quy phạm cụ thể để kiểm soát XĐLI. Cách tiếp cận như vậy là phù hợp với một nước đang phát triển như Việt Nam, tạo ra một hệ thống các quy định về kiểm sốt XĐLI tương đối hồn thiện, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Mặc dù với một hệ thống các quy định về kiểm soát XĐLI trong pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá đầy đủ nhưng hiệu quả trong thi hành pháp luật vẫn cịn hạn chế. Có thể thấy, hình thức biểu hiện của XĐLI rất đa dạng, các lợi ích bất chính của người có chức vụ, quyền hạn có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất; có thể là lợi ích trực tiếp hoặc lợi ích gián tiếp thông qua các chủ thể khác như người thân, bạn bè; có thể là những lợi ích hiện hữu hay tiềm ẩn cho nên việc xác định, quy kết tình huống có XĐLI là rất khó. Hơn nữa, nhận thức của xã hội về XĐLI trên thực tế cũng là rất thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát hiện XĐLI thơng qua thơng tin, báo cáo. Kiểm sốt XĐLI cũng cần phải cân đối đến lợi ích cơ bản, chính đáng của người chức vụ, quyền hạn. Việc kiểm sốt XĐLI q khắt khe có thể vơ tình xâm phạm đến quyền hợp pháp khác của người có chức vụ, quyền hạn. Do đó, hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và xu thế hội nhập của đất nước.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ KIỂM SỐT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH Ở VIỆT NAM