Đảm bảo hiệu quả kiểm soát xung đột lợi ích trên thực tế, lấy phòng ngừa là

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 89)

2.2.1 .Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát xung đột lợi ích

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát

3.1.2. Đảm bảo hiệu quả kiểm soát xung đột lợi ích trên thực tế, lấy phòng ngừa là

ngừa là trọng yếu

Hồn thiện pháp luật ln phải chú trọng đến hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế. Pháp luật kiểm sốt XĐLI cần được hồn thiện theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng, quy định chi tiết, rõ ràng, dự liệu đầy đủ những tình huống có thể xảy ra để mang đến hiệu quả khi thi hành pháp luật. Để kiểm soát XĐLI, trước tiên phải chú trọng đến phòng ngừa XĐLI, có như vậy mới giảm thiểu áp lực kiểm sốt XĐLI cho các cơng đoạn sau và đem lại kết quả PCTN tuyệt đối. Khi các tình huống XĐLI khơng có điều kiện nảy sinh thì hậu quả của nó cũng sẽ được hạn chế. Như vậy, để đạt hiệu quả kiểm sốt XĐLI, phịng, ngừa sẽ là bước đầu tiên và phải được chú trọng hơn cả. Để ngăn ngừa XĐLI xảy ra cần hoàn thiện pháp luật với nội dung chính là xây dựng và đảm bảo thực hiện cơ chế công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ. Với những quy định chi tiết về kiểm soát XĐLI cần hướng tới xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ, thống nhất trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau về khái niệm XĐLI; các tình huống được coi là có XĐLI; kiểm sốt quyền lực giữa các phòng, ban, cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để đảm bảo tính khách quan, liêm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; và với mỗi lĩnh vực do những đặc thù riêng về tính chất, vai trị của lĩnh vực ấy có thể có những quy định riêng để phịng, ngừa XĐLI.

Với XĐLI là những tình huống khách quan, khơng thể phịng, ngừa, khi đó cần tiến tới nhận diện và xử lý XĐLI sao cho không để tham nhũng xảy ra. Không phải mọi XĐLI đều dẫn tới kết quả tiêu cực là là nhiệm vụ, công vụ không được thực hiện đúng hay tham nhũng. Nếu được xử lý đúng sẽ ngăn ngừa được kết quả tiêu cực xảy ra. Để làm được điều ấy, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải luôn đảm bảo thế chủ động trong việc kiểm soát XĐLI, tức là sẵn sàng về hiểu biết, phương pháp, điều kiện cho kiểm soát XĐLI ngay khi phát hiện. Theo đó, pháp luật phải hướng tới dự liệu đầy đủ các cách thức kiểm soát XĐLI tương ứng với từng mức độ, giai đoạn của XĐLI; tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tn thủ các quy định pháp luật đó.

Hồn thiện pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI phải dựa trên những yếu tố mang tính lý luận, nghiên cứu lịch sử nhưng đồng thời cũng phải căn cứ vào thực trạng đất nước, con người để đảm bảo tính hiệu quả khi thi hành pháp luật nhằm kiểm soát tốt XĐLI. Nhiệm vụ trọng tâm trong hoàn thiện pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI là xây dựng một cơ chế phịng ngừa XĐLI tồn diện và sâu rộng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc phát hiện và xử lý kịp thời tình huống XĐLI, khơng để tham nhũng xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)