3.2.1 .Bổ sung, hướng dẫn chi tiết các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích
3.2.3. Quy định một đơn vị chuyên trách về kiểm soát xung đột lợi ích
Quy định kiểm soát XĐLI đã được pháp luật hệ thống một cách khá đầy đủ và cụ thể, nhưng hiệu quả trên thực tế lại chưa cao. Một trong các nguyên do gây nên kết quả đó là sự thiếu trách nhiệm, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về kiểm soát XĐLI. Quy định của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong từng giai đoạn, trường hợp đã có nhưng việc áp dụng pháp luật lại chưa nghiêm. Cần phải cụ thể hơn trách nhiệm của người có thẩm quyền trong kiểm sốt XĐLI và có sự quản lý chặt chẽ người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về kiểm soát XĐLI. Để thực hiện được điều đó, cần một cơ quan hay tổ chức chuyên trách về kiểm soát XĐLI. Để tránh việc khiến cho hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, tác giả sẽ khơng đề xuất hình thành một cơ quan mới ngay mà có thể là giao cho một cơ quan hay một nhóm cơ quan hiện có trong Đảng hoặc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc cơng tác kiểm sốt XĐLI trong phạm vi cả nước.
Cần nghiên cứu và đề xuất giao cho một cơ quan đầu mối về kiểm soát XĐLI. Cơ quan đầu mối về kiểm soát XĐLI, trên cơ sở phối hợp với cơ quan quản lý CB, CC, VC, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm sốt XĐLI, tổng kết thực hiện, tham mưu hồn thiện chính sách, pháp luật về XĐLI, cũng như xem xét, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các tình huống XĐLI, các hành vi vi phạm về XĐLI theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Cơ quan này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát XĐLI, hướng dẫn thực hiện pháp luật đồng thời thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn,
giải đáp vướng mắc cho CB, CC, VC cách xử lý những tình huống cụ thể mà họ gặp phải trong q trình thực thi cơng vụ, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý và thực hiện quản lý trực tiếp các tình huống XĐLI.
Hiện nay, nhiệm vụ PCTN là của toàn Đảng, toàn dân, tuy nhiên theo tinh thần của Luật PCTN 2018 các cơ quan có vai trị chủ chốt trong PCTN bao gồm TTCP, Bộ Công An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao – đây là những cơ quan bắt buộc phải có đơn vị chun trách về PCTN. Ngồi ra, Bộ Chính trị đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN thuộc nhiều cơ quan như TTCP, Kiểm tốn Nhà nước, Bộ Cơng an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Quốc hội và Hội đồng nhân dân với vai trị chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đơn đốc công tác PCTN trong phạm vi cả nước. Trong khi đó, việc phịng ngừa, nhận diện, theo dõi và xử lý XĐLI khi những tình huống này nảy sinh trên thực tế sẽ không chỉ là những quy định về PCTN. Do đặc thù của XĐLI liên quan đến bản thân người có chức vụ, quyền hạn và gia đình hay các mối quan hệ đặc biệt khác của họ nên một đơn vị chuyên trách để kiểm soát XĐLI cần có sự tham gia của Bộ Nội vụ trong quản lý cán bộ, công chức, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý doanh nghiệp.
Với một đầu mối duy nhất để kiểm soát XĐLI sẽ đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong thực hiện kiểm soát XĐLI, tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm thực hiện kiểm soát XĐLI. Một cơ quan chuyên trách về kiểm sốt XĐLI sẽ có trách nhiệm tổng kết kết quả thực hiện nội dung kiểm soát XĐLI, từ đó tham mưu, sửa đổi, bổ sung để hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI nhằm nâng cao hiệu quả PCTN.