Nâng cao ý thức và nhận thức pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn về

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 101)

3.2.1 .Bổ sung, hướng dẫn chi tiết các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích

3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phòng, chống tham

3.3.1. Nâng cao ý thức và nhận thức pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn về

quyền hạn về xung đột lợi ích và kiểm sốt xung đột lợi ích

Mọi hành vi sai phạm đều bắt nguồn từ đạo đức, tư tưởng và nhận thức của con người. Một chủ thể nắm quyền lực khi có đạo đức tốt, tư tưởng vững chắc cùng với trình độ hiểu biết sẽ biết tự phân biệt cái tốt – cái xấu, lợi ích chung – lợi ích

riêng, việc nên làm – việc khơng nên làm. Từ đó họ sẽ ra quyết định, hành động đúng chức trách, nhiệm vụ, đảm bảo giữ đúng vai trò, nhiệm vụ của một người có chức vụ, quyền hạn. Giáo dục tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, giúp đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trước tiên, cần đặc biệt chú trọng nâng cao ý thức, đạo đức của mỗi cá nhân, và đặc biệt nhất là với người có chức vụ, quyền hạn. Bởi lẽ, ý thức quyết định đến hành động. Để nói về tư tưởng, đạo đức, một tấm gương tiêu biểu, điển hình là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho tới nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn ln là nhiệm vụ dành cho toàn thể CB, CC, VC và rộng hơn là trong toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo một phần tình trạng XĐLI thông qua tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân của Người. Theo Hồ Chí Minh “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng” [4, tr36]. Từ chủ nghĩa cá nhân sẽ làm nảy sinh các bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh nể nang, bệnh kết bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị,… từ đó ảnh hưởng đến tính liêm chính của chính quyền, đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào nhà nước. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi và u cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, khơng sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.

Trong mọi hoạt động của con người, nhận thức luôn là nền tảng cho hành động, chỉ khi có được nhận thức đúng đắn thì con người mới thực hiện được hành động đúng đắn. Kiểm soát XĐLI cũng cần đến một nền tảng nhận thức như vậy. Kiểm sốt XĐLI khơng chỉ liên quan đến bản thân người có chức vụ, quyền hạn, liên quan đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà cịn liên quan đến các chủ thể khác trong xã hội. Do đó, nhận thức đúng đắn về kiểm sốt XĐLI trước hết cần phải có ở bản thân mỗi cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, ở các cấp lãnh đạo của cơ quan nhà nước, người đứng đầu, người quản lý tổ

chức, đơn vị. Và sau nữa, nhận thức đúng đắn cần phải có được ở mỗi cá nhân, tổ chức trong tồn xã hội, đó chính là cơ sở tạo ra những sức ép cần thiết đối với khu vực nhà nước trong kiểm soát XĐLI.

Cần hình thành nhận thức đúng đắn về tình huống xung đột giữa lợi ích cơng và lợi ích riêng của cá nhân người được giao thực hiện quyền lực, các dấu hiệu để nhận biết tình huống xung đột, nhận thức về tính chất khách quan của tình huống xung đột, về những hậu quả nguy hại nếu không kiểm sốt tốt tình huống xung đột. Cuối cùng là hình thành nhận thức về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các tình huống xung đột.

Có thể nhận thấy rằng, thực tế XĐLI chưa được nhìn nhận một cách đúng mức đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho việc thống nhất quan niệm và thể chế hóa những tình huống này trong các quy phạm pháp luật. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính lý giải cho việc hàng loạt những vụ việc sai phạm đã không được ngăn chặn từ đầu gây hậu quả tiêu cực đến hình ảnh cũng như hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước, mơi trường kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua.

Bảo đảm nhận thức đúng đắn về XĐLI và kiểm soát XĐLI cần đến những biện pháp cụ thể như triển khai các hoạt động nghiên cứu sâu rộng về XĐLI và kiểm soát XĐLI, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về các tình huống XĐLI, hướng dẫn các thức phòng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nhận biết và kiểm soát XĐLI dành cho từng nhóm đối tượng cụ thể theo từng mức độ phù hợp.

Cần xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai kết hợp lồng ghép tình huống XĐLI cụ thể và kiến thức về phương thức phát hiện, phòng ngừa, giải quyết XĐLI vào kế hoạch PCTN, đặc biệt là nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC các nội dung về phát hiện, phịng ngừa, ứng phó các tình huống XĐLI và có thể xem đây là nội dung bắt buộc trong hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC của các cơ sở đào tạo và cơ quan hành chính nhà nước và doanh nghiệp của nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)