2.2.1 .Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát xung đột lợi ích
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng pháp luật và thực hiện kiểm sốt XĐLI. Có thể nói, kiểm soát XĐLI vẫn là quy định tương đối mới mẻ đối với Việt
Nam, do đó việc học hỏi các kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã thành công trong công tác này là rất cần thiết. Đặc biệt, là trong lĩnh vực lập pháp về kiểm sốt XĐLI trong PCTN.
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ của một số nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế đã đem lại cho Việt Nam những nguồn lực, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng pháp luật vào thực tiễn; đặc biệt, là các dự án, chương trình như: nhân rộng sáng kiến PCTN, đối thoại PCTN, vấn đề kiểm sốt XĐLI trong khu vực cơng… [14]
Cơng ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC) là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng bao gồm những quy định tương đối tồn diện về phịng chống tham nhũng và hợp tác quốc tế trong PCTN – Yêu cầu quan trọng của pháp luật quốc tế về PCTN mà Việt Nam cần tuân thủ trong quá trình hội nhập. Việt Nam chính thức ký Cơng ước Liên hợp quốc về PCTN năm 2003. Đến năm 2009, Việt Nam đã phê chuẩn và tuyên bố thực thi UNCAC. Theo đó, Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp quy định của UNCAC, mà sẽ thực thi trên cơ sở nội luật hóa các quy định của Cơng ước thành pháp luật Việt Nam. Luật PCTN 2018 cũng đã được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của UNCAC. So với các yêu cầu, quy định của UNCAC, các quy định về xây dựng quy tắc ứng xử và kiểm soát XĐLI của Luật PCTN 2018 đã tương đối thống nhất, thậm chí còn vượt lên của UNCAC khi điều chỉnh đối với cả doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Các quy định kiểm soát XĐLI của Luật PCTN 2018 chỉ thiếu quy định chi tiết để ngăn ngừa XĐLI trong mua sắm, đầu thầu công theo yêu cầu của UNCAC, tuy nhiên các quy định này được điều chỉnh trong pháp luật đầu tư của Việt Nam. UNCAC là cơ sở để Việt Nam và các nước thành viên Liên hợp quốc tiến tới hợp tác về PCTN thông qua những thỏa thuận song phương hoặc đa phương. Các quy định về kiểm soát XĐLI trong pháp luật PCTN của Việt Nam đã khá tương thích với pháp luật quốc tế, xong lại thiếu sự thống nhất với các lĩnh vực pháp luật nên tính khả thi trong thực tế chưa cao, môi trường để phát huy các quy định về kiểm sốt XĐLI cịn hạn chế.
Chính phủ Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN nói chung, kiểm sốt XĐLI nói riêng trên ngun tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào cơng việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đặc biệt, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về kiểm soát XĐLI bởi đây là vấn đề còn tương đối mới so với những vấn đề khác liên quan đến PCTN.
Pháp luật về kiểm sốt XĐLI của Việt Nam đang dần hồn thiện và hướng tới tiệm cận đến pháp luật của các tổ chức quốc tế và một số nước trong cùng châu lục. Tuy vậy, mức độ kiểm soát XĐLI của nước ta hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả. Cần hướng tới hoàn thiện pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI chặt chẽ hơn và tương đồng với pháp luật của các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác trong châu lục hơn.