3.2.1 .Bổ sung, hướng dẫn chi tiết các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích
3.2.2. Mở rộng đối tượng kiểm soát xung đột lợi ích
Một trong những yếu tố cơ bản cần được quan tâm khi xây dựng cơ chế kiểm sốt XĐLI đó là cần mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh của các quy phạm pháp
luật về XĐLI. Quy phạm pháp luật về kiểm sốt XĐLI khơng chỉ dừng lại ở bản thân người có chức vụ, quyền hạn mà cả ở người thân, người có mối liên hệ thân tín với người có chức vụ, quyền hạn.
Theo khái niệm XĐLI trong Luật PCTN 2018 đã cho thấy sự tồn tại lợi ích của người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn cũng gây XĐLI, song trong các tình huống nhận diện XĐLI được quy định trong Nghị định 59 lại có một số nội dung chưa bao hàm cả người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn. Ví dụ như quy định về người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác từ cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình là một tình huống XĐLI, nhưng cịn trường hợp khơng phải chính họ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác mà là người thân thích của họ hoặc một cá nhân khác được người có chức vụ, quyền hạn “ủy quyền nhận” hay “thay mặt nhận” lợi ích khơng chính đáng. Sự thiếu xót này sẽ mở ra cơ hội “lách luật” cho các người có chức vụ, quyền hạn và cho đối tượng đang có nhu cầu “nhờ vả” người có chức vụ, quyền hạn trao đổi lợi ích với nhau.
Luật PCTN 2018 khơng quy định cụ thể những đối tượng là người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn – những người có thể có lợi ích tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, dựa trên những trường hợp được cho rằng có XĐLI quy định tại Điều 29 Nghị định 59, có thể hiểu rằng người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn bao gồm vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người có chức vụ, quyền hạn. Khoanh vùng phạm vi người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn như vậy là tương đối hẹp so với những tiêu cực trong thực tiễn. Những người có khả năng gây ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ cịn có thể là bố, mẹ, con nuôi, anh, chị, em họ/dâu/rể, cơ, dì, chú, bác, bạn bè, thầy - trị, hàng xóm, mối quan hệ chén chú chén anh hay bất kỳ một mối quan hệ đặc biệt nào đó với người có chức vụ, quyền hạn. Việc kiểm sốt tất cả các mối quan hệ này là rất khó khăn tuy vậy vẫn cần có cơ chế kiểm sốt. Có thể phân cấp người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn theo các mức độ dựa trên quan
hệ huyết thống, sự gần gũi của mối quan hệ, khả năng tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Để từ đó, với mỗi cấp độ thân thích ấy có cơ chế kiểm soát phù hợp.
Pháp luật cần phải mở rộng đối tượng kiểm soát XĐLI ra cả những người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn và theo dõi, kiểm tra những đối tượng có khả năng có mối liên hệ mật thiết với người có chức vụ, quyền hạn để có thể kiểm sốt XĐLI hiệu quả trong thực tế.