2.2.1 .Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát xung đột lợi ích
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng về kiểm soát
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tới nay vẫn ln giữ vai trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với vị trí lãnh đạo Nhà nước, Đảng đề ra đường lối, chủ trương và lãnh đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật. Do đó, Các quy định pháp luật của Việt Nam ln phải đảm bảo yếu tố phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất ý chí của Đảng và nhân dân, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực thi. Nhiệm vụ PCTN từ lâu đã được Đảng nhận định là cấp thiết và yêu cầu tăng cường đấu tranh chống lại tệ nạn này. Với vai trò là điều kiện nảy sinh tham nhũng, XĐLI cũng được Đảng chỉ đạo phải kiểm soát để ngăn ngừa, hạn chế khả năng dẫn tới tham nhũng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng, cùng nhiều hội nghị Trung ương gần đây đã đề cập đến sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trong đó có tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung dưỡng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; lợi dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc người thân, phe nhóm mình. Ngày 8/1/2018, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Công tác quản lý tài sản công vẫn đang cịn nhiều quan ngại, cịn thất thốt, lãng phí lớn, thậm chí cịn để các “nhóm lợi ích” “làm phép” để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công. Do vậy, phải “chặt đứt nhóm lợi ích thao túng hưởng lợi trên tài sản cơng quốc gia”. Tiếp đó, tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngày
21/11/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra nguyên nhân kìm hãm q trình cổ phần hóa doanh nghiệp, thối vốn là do lợi ích nhóm, tham nhũng, tư lợi cá nhân; đặc biệt là tình trạng “sân trước”, “sân sau”. Thủ tướng cho biết: “Không những 1 sân trước mà 4, 5 sâu sau. Có ơng (doanh nghiệp nhà nước) 14 - 15 cái sân sau” [9]. Báo cáo chính trị trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ một số nhiệm vụ: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”, “Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, "lợi ích nhóm", nói khơng đi đơi với làm”, “Hồn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”.
Mặc dù Đảng chưa có những nghị quyết chuyên đề về kiểm soát XĐLI, nhưng tinh thần kiểm soát XĐLI đã phần nào được bộc lộ. Vì thế, hoàn thiện pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI trước hết phải đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Theo đó, việc hồn thiện pháp luật PCTN về kiểm soát XĐLI cần đảm bảo nhiệm vụ, yêu cầu sau:
Thứ nhất, xác định rõ kiểm soát XĐLI là nhiệm vụ cấp bách và phức tạp, là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân. Muốn kiểm sốt tốt XĐLI, phải sử dụng đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, phải dựa vào dân, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Phải nâng cao tinh thần tự giác; tính tiên phong; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là những cá nhân giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát và kỷ luật, xử lý vi phạm; phát huy vai trò của xã hội;.... giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về công tác tổ chức - cán bộ; về phát huy vai trị của mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội, của báo chí - truyền thơng… Các nhóm giải pháp cần tiến hành đồng bộ, kiên quyết, kiên trì, làm từ trên xuống dưới, từ trong ra ngồi; đồng thời lựa chọn những giải pháp mang tính đột phá, phù hợp với từng thời điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.
Thứ hai, tăng cường quyết tâm chính trị, nhận thức, đạo đức của mỗi cá nhân, đặc biệt là Đảng viên. Muốn kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả XĐLI cần
có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, thực hiện một cách kiên quyết, kiên trì, bài bản, khoa học, khơng nóng vội, khơng chủ quan. Cần có giải pháp tình thế, kiên quyết, kịp thời, tạo chuyển biến rõ rệt, đồng thời có biện pháp dài hạn để phòng, chống tận gốc XĐLI.
Thứ ba, khẩn trương nghiên cứu, ban hành bổ sung, điều chỉnh các cơ chế kiểm soát quyền lực; xây dựng cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách cơng khai, minh bạch, khắc phục tình trạng “xin - cho”, “duyệt - cấp”, độc quyền; xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ "lợi ích nhóm"; chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục "tư duy nhiệm kỳ"; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, điều hành ở các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng như đất đai, khai thác tài nguyên, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Việc xây dựng pháp luật PCTN là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có tác động quan trọng đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Vì vậy, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách có liên quan của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN, đặc biệt là kiểm soát XĐLI để ngăn ngừa điều kiện nảy sinh tham nhũng.