Nâng cao vai trò của xã hội trong kiểm soát xung đột lợi ích

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 103)

3.2.1 .Bổ sung, hướng dẫn chi tiết các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích

3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phòng, chống tham

3.3.2. Nâng cao vai trò của xã hội trong kiểm soát xung đột lợi ích

Dư luận xã hội là một trong những công cụ quản lý xã hội nói chung và quản trị XĐLI nói riêng. Ngồi vai trị giáo dục con người, điều chỉnh hành vi cá nhân và các mối quan hệ xã hội, dư luận xã hội được xem như là thông tin giám sát của người dân và các tầng lớp xã hội đối với các cá nhân, nhóm lợi ích và đặc biệt là việc thực thi chức năng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Tuy nhiên, với tính cách là một nguồn tin, dư luận xã hội chỉ phát huy vai trị cơng cụ của nó khi hệ thống truyền thơng đại chúng phát triển. Truyền thông đại chúng phản ánh và truyền tải dư luận xã hội mà nhờ đó, dư luận xã hội mới phát huy vai trị cơng cụ trong kiểm soát XĐLI.

Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng giúp cho các chủ thể lợi ích nắm bắt được những xu hướng, hoạt động của các chủ thể khác có liên quan đến lợi ích của mình, qua đó họ có những động thái phản biện, đối phó để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời góp phần truyền tải thông tin về hoạt động của chủ thể lợi ích và xu hướng của các XĐLI để các cơ quan nhà nước chủ động có những giải pháp phù hợp, kịp thời; góp phần quan trọng trong việc kiến tạo sự công khai, minh bạch trong kiểm soát XĐLI, nhất là đối với kiểm soát XĐLI ở khu vực công.

Cần tạo điều kiện và hướng dẫn các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và các cơ sở học thuật đóng góp vào việc kiểm sốt XĐLI thơng qua các chương trình nghiên cứu, vận động, tuyên truyền, giáo dục và giám sát thực thi pháp luật về vấn đề này.

Để phát huy vai trò của xã hội trong việc tham gia kiểm soát XĐLI, đặc biệt là trong phát hiện XĐLI, cần phải tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Quyền tiếp cận thông tin là một quyền hiến định của công dân. Thực thi tốt quyền này góp phần tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác PCTN cũng như đảm bảo tính minh bạch, liêm chính trong quản trị nhà nước. Tuy rằng, đến nay điểm số và thứ hạng đánh giá về quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên khuôn khổ pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận thông tin của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự phản ánh được các chuẩn

mực quốc tế. Điển hình là việc một số quy định về ngoại lệ và từ chối cung cấp thông tin trong Luật Tiếp cận thông tin hiện quá rộng, thiếu căn cứ hướng dẫn. Điều này có thể dẫn tới rủi ro trong việc tuỳ tiện áp dụng bởi các cơ quan chức năng. Năng lực để đảm nhận vai trò đầu mối tiếp nhận u cầu cung cấp thơng tin từ cơng dân cịn hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã. Mặt khác, việc khơng có một cơ chế khiếu nại, tố cáo đủ độc lập cũng như thiếu quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan chức năng cũng là một trở ngại nhất định đối với quá trình thực thi quyền này tại Việt Nam. Trong cơng cuộc kiểm sốt XĐLI, vai trị của quyền tiếp cận thông tin là rất quan trọng, đặc biệt là trong thông tin, báo cáo XĐLI. Do vậy, cần phải mở rộng những nội dung công dân được tiếp cận, cụ thể những thông tin về cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, vai trị, trách nhiệm của người có quyền hạn, trách nhiệm, phải rõ ràng thông tin nào thuộc “vùng cấm tiếp cận”, không để cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quy định về những thơng tin cơng dân khơng được tiếp cận (bí mật công tác, thông tin nội bộ,…) để che giấu hành vi vi phạm, tạo cơ hội trục lợi cá nhân.

Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí năm 2016 là: “Đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Cùng với đó, Luật PCTN 2018 cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong phịng, chống tham nhũng có thể thấy Đảng và nhà nước ta đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của báo chí trong cơng tác PCTN. Trong thực tế, báo chí cũng là bộ phận ln đi đầu trong việc lên tiếng nhiều vụ “bổ nhiệm thần tốc” gây bức xúc dư luận ở một số ngành, địa phương…, mối quan hệ “khơng bình thường” của các CB, CC, VC, tài sản khổng lồ với nguồn gốc khơng rõ ràng của người có chức vụ, quyền hạn,… Báo chí đã phát hiện, phanh phui nhiều sai phạm, gợi mở giúp các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh và xử lý vụ việc, đối tượng theo đúng quy định pháp luật. Tuy vậy, báo chí cịn bộc lộ một số hạn chế như: nhiều thơng tin được đưa ra một cách nóng vội, chủ quan, vô căn cứ, gây nhiễu loạn dư luận xã hội, gây khó khăn cho cơng tác xác minh, điều tra của các cơ quan chức năng, gây mất niềm tin của người dân vào

chính quyền; số ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa, vị trí cơng tác, vị thế cơ quan báo chí để có động cơ, hành vi vụ lợi trong thông tin, tuyên truyền về cuộc đấu tranh PCTN, tiêu cực. Do đó, cần phải đặc biệt nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, nghiệp vụ của các nhà báo; đấu tranh PCTN nói chung và kiểm sốt XĐLI nói riêng trong chính cơ quan báo chí, với mỗi nhà bảo để đảm bảo các thông tin báo chí được đưa ra một cách khách quan, chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)