Nội dung của pháp luật vềtham nhũng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

1.2.4.Nội dung của pháp luật về tham nhũng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ln gắn bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước.Tham nhũng không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà diễn ra ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, khơng kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào, tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nó tồn tại và phát triển thường xuyên hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm hầu hết đến lợi ích của người dân. Ở nước ta hiện nay thuật ngữ tham nhũng được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ngày 20-11-2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc

hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIV đã thơng qua Luật phịng, chống tham nhũng (PCTN) thay thế Luật PCTN số 55/2005/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13)[14]. Luật PCTN năm 2018 gồm 10 Chương, 96 Điều sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2019. Bàn về tham nhũng và phòng chống tham nhũng thì ngay trong khoản 1 Điều 3 Luật quy định về khái niệm tham nhũng: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Luật PCTN năm 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN. Tham nhũng là hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn; người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; hành vi này được thực hiện với động cơ vụ lợi. Lợi ích được hướng tới ở đây khơng chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là cả lợi ích về tinh thần. Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.

So với Luật PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 đã thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN, bên cạnh đó, Chương VI của Luật quy định việc áp dụng Luật PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước, qua đó thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN năm 2018 đối với khu vực ngoài nhà nước.Chính những quy định này góp phần áp dụng cụ thể cho quá trình thực hiện pháp luật trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước gắn liền với việc

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.

Việc công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị góp phần quan trọng về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Luật PCTN năm 2018 cụ thể quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch, Điều 9 Luật PCTN năm 2018 quy định việc công khai, minh bạch phải tuân thủ nguyên tắc sau:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.Trường hợp luật khác qui định tại khoản 1 Điều 11 Luật PCTN năm 2018 và vềtrách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch, Điều 12 Luật PCTN năm 2018 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về cơng khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ Điều 18, Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây,Xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ,Công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;Thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, Điều 20 Luật PCTN năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải

làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Từ điều 30 đến điều 54 luật PCTN năm 2018 quy định về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ thị số 50-CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nêu rõ[9]: “Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng; chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Kết quả cơng tác phịng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng”[9]. Nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Luật PCTN năm 2018 đã quy định nội dung này.

Luật quy định một chương riêng về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định cụ thể tại Chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82, bao gồm các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm sốt nội bộ nhằm phịng ngừa tham nhũng, áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mơ các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh

bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)