Thực tiễn ban hành văn bản pháp luật về phòng,chốngtham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)

trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

2.2.1.Thực tiễn ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Có thể nói nguyên nhân chính xảy ra tình trạng tham nhũng trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp chính ngồi căn nguồn gốc rễ của tư tưởng của mỗi cá nhân do hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý lỏng lẻo thiếu chặt chẽ cũng chính là nguy cơ cho nạn tham nhũng hoành hành. Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thối vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.Để quản lý và vận hành nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phịng chống tham nhũng trong cổ phần hóa DNNN.

Hệ thống phòng chống tham nhũng ở Việt Nam khá đồng bộ và phứctạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ươngthuộc Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Chính phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất cả các Bộ ngành, UBND đều có cơ quan phịng chống tham nhũng. Riêng về tham nhũng chúng ta đã ban hành và sửa đổi bộ luật về phòng chống tham nhũng như: Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012,Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013,Luật Phịng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14, Luật cán bộ, công chức.

Giai đoạn trước khi ban hành Luật PCTN 2005, công tác PCTN thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác. Kinh tế giai đoạn này tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội được mở rộng, chính trị - xã hội ổn định, hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, lãng phí xảy ra với quy mô lớn hơn, biểu hiện tinh vi hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc đổi mới, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.Nhận thức rõ tính chất nguy hại của tham nhũng, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quyết liệt về PCTN, Luật PCTN được ban hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác PCTN. Việt Nam tích cực tham gia các sáng kiến quốc tế và khu vực, góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong PCTN.

Trong đó đầu tiên phải kể đến văn bản luật phòng chống tham nhũng ngày 29/11/2005 tuy ra đời kịp thời đảm bảo q trình phịng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên do hình thành trong thời kỳ đổi mới nên luật PCTN năm 2005 có nhiều lỗ hổng, các quy định bất cập chưa chặt chẽ.Một số quy định còn chưa cụ thể như quy định về công khai, minh bạch cịn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch. Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, cịn hẹp, chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngồi cơng vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ vị trí, vai trị và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn

bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, đặc biệt là với các quy định của Bộ luật hình sự… Việc ra đời Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012 đã bổ sung nào một phần hạn chế của bộ luật cũ.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã được Quốc hội thơng qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Đây cũng là một trong những luật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luậ cũng như của Đảng và nhà nước ta.

Trong luật 2018 đã mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập, quy định cụ thể về phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung quy định về kê khai bổ sung. Ngoài ra Luật quy định một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hoá và đề cao vai trò người đứng đầu. Luật 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn, đã sửa quy định “người có hành vi tham nhũng” của Luật 2005 thành “tham nhũng”, như vậy theo Luật 2018 không chỉ người có hành vi tham nhũng mà cả cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng đều bị xử lý.

Cần tiến hành tạo cơ sở pháp lý đồng bộ về phòng, chống tham nhũng đặc biệt là sát sao trong hệ thống quản lý kiểm sốt q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.Ngay trong Đại hội XII của Đảng đã phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở nước ta, trong đó có nguyên nhân quan trọng từ hệ thống pháp luật cịn thiếu đồng bộ. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định cần hoàn thiện thể chế PCTN, triển khai đồng bộ Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí kết hợp chặt chẽ với việc xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung cơng tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng.

Nhà nước đã khẩn trương tiến hành sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật quan trọng, đóng vai trị chủ đạo trong cơng tác PCTN trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, điển hình là việc sửa đổi các quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Một số luật khác cũng được sửa đổi nhằm nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, qua đó góp phần phịng ngừa tham nhũng, như: Các quy định về việc tiếp cận thông tin, các quy định liên quan đến quản lý tài chính cơng, đấu thầu... Việc sửa đổi một cách tổng thể

các quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực đã góp phần tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh PCTN. Đặc biệt, việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN để phù hợp với tình hình mới góp phần tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này giúp cho hệ thống luật về phịng, chống tham nhũng được hồn thiện hơn nhằm áp dụng trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được thuận tiện và phù hợp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa theo đúng lộ trình nhà nước đặt ra.

Luôn tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp của nhân dân được vận dụng trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, ngay từ cuối năm 2015, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự án Luật PCTN (sửa đổi). Quá trình chuẩn bị dự án luật được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Thanh tra Chính phủ tổ chức nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Đồng thời, giới thiệu dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân; tổ chức lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu hồn chỉnh dự án luật.

Những năm gần đây tình hình tham nhũng ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật để đấu tranh kiên quyết với hiện tượng này, song tham nhũng cũng chưa có nhiều thuyên giảm. Để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng này, một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là tìm được các nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng và tìm các biện pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân đó. Trước hết phải khẳng định ràng, hệ thống pháp luật và cơ chế áp dụng nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng. Hay nói cách khác tình trạng tham nhũng ở một quốc gia tại một thời điểm xác định phản ánh mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật. .

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 59)