Xây dựng, ban hành các chính sách và lãnh đạo,chỉ đạo th

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trong hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Điều 2), “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (Điều 8), “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phịng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế xã hội và quản lý nhà nước” (Điều 56). Với những quy định như trên, có thể thấy rõ phịng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đã được Hiến pháp quy định gắn với hoạt động của bộ máy nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và mỗi cán bộ, công chức, viên chức[36].

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước, có vai trị quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Kết quả, hiệu quả của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc phần nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, công chức phịng, chống tham nhũng. Chính đội ngũ cán bộ, cơng chức phòng, chống tham nhũng là lực lượng tham mưu cho Đảng, Nhà nước để nghiên cứu, đề xuất chủ trương, đường lối, thể chế, chính sách phịng, chống tham nhũng. Đồng thời, cũng chính đội ngũ này tham mưu và trực tiếp triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Họ là những người trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tham gia phát hiện, xử lý, giải quyết các vụ việc tham nhũng. Việc Nhà nước ban hành chính sách phát triển cán bộ, cơng chức phòng, chống tham

nhũng đặc biệt là đội ngũ chuyên biệt tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là bổn phận và nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước đối với họ.

Qua triển khai thực hiện thể chế, chiến lược, chính sách cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được còn bộc lộ những hạn chế, bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng, dẫn đến tình trạng đội ngũ này đông nhưng chưa đủ mạnh, vừa thiếu, vừa thừa; cơ cấu, số lượng, chất lượng chưa hợp. Tình hình tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi. Nếu khơng có quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị thì khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến lược, chính sách phịng, chống tham nhũng. Nghiên cứu xây dựng, hồn thiện chính sách phát triển cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước càng trở nên quan trọng và bức thiết khi chúng ta thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế thị trường lành mạnh và mở cửa, hội nhập một cách bền vững, có hiệu quả. Do đó, nếu tham nhũng vẫn cịn diễn biến phức tạp trong đời sống kinh tế xã hội và nền quản trị của đất nước sẽ là trở ngại vơ cùng lớn. Chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế có kết quả khi bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, có đội ngũ cán bộ, cơng chức trong đó có cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Để có đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, cán bộ, cơng chức PCTN nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền và mở cửa hội nhập quốc tế thì Nhà nước phải có chính sách đủ mạnh đối với họ. Chính sách phát triển cán bộ, cơng chức phịng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp thực sự bức xúc và cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay còn do chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)[8], chính thức tham gia vào một khuôn khổ pháp lý tồn cầu về phịng, chống tham nhũng. Mỗi quốc gia thành viên của UNCAC có nghĩa vụ phải thực hiện việc chính sách hố, nội luật hố các quy định của UNCAC để thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, trong đó có những quy định về phát triển đội ngũ

cán bộ, cơng chức vì mục tiêu bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh, dân chủ và hiệu quả của bộ máy quản trị của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)