1.4.1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước ta đã xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm phù hợp với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước giúp thúc đẩy q trình cổ phần hóa được nhanh chóng, hạn chế sự manh nha của nạn tham nhũng. Nhằm đảm bảo phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã ban hành rất nhiều những văn bản giúp phòng ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng. Góp phần thúc đẩy q trình cổ phần hóa doanh nghiệp được thuận lợi nhà nước đã ban hành rất nhiều bộ luật chỉ đạo trực tiếp cũng như các bộ luật liên quan, các nghị định, nghị quyết, thơng tư...trong đó có một số luật tác động trực tiếp như sau:
-Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14. -Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005
-Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013
- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012
-Luật doanh nghiệp năm 2014,
- Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước
và Công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 [18], Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 [19] và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015)[20].
Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg sẽ có 137 doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác thực hiện cổ phần hóa), Quyết định 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp thành lập công ty cổ phần, thông tư 40/2018/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của DNNN và công ty TNHH 1 Thành viên DNNN đầu tư 100 vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Ngay trong nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, ủy ban kiểm tra Trung ương đã tham mưu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 31 văn bản liên quan đến cơng tác phịng, chống tham nhũng và ban hành 39 văn bản về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, làm cơ sở cho ủy ban kiểm tracác cấp thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, chủ động tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra đối với 69 cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, trong đó có kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công, việc lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI; sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án..., kiểm tra người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Qua trên cho chúng ta thấy nhà nước đặc biệt quan tâm đến quá trình thực hiện pháp luật về phịng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Liên tục đưa ra những văn bản sát sao trong cơng tác phịng và chống tham nhũng đặc biệt là trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc ban hành các quy phạm đã hạn chế, mang tính răn đe cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp tham nhũng đảm bảo cho tiến trình cổ phần hóa ln mang đầy đủ tính chất và tinh thần.
1.4.2. Tổ chức bộ máy và ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong