Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 49)

nghiệp nhà nước.

Hoạt động phối hợp của các cơ quan chống tham nhũng là vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang rất nghiêm trọng, phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cịn thấp. Chính vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình cổ phần hóa, việc phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị, thậm chí đùn đẩy thiếu trách nhiệm dẫn tới q trình cổ phần hóa ln bị đình trệ. Thơng qua hoạt động phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền,

giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; giúp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng; tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ các cơ quan chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhất là trong thực hiện các biện pháp tố tụng; đồng thời, qua phối hợp giúp phát hiện các quy định chưa phù hợp, còn chồng chéo về nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan chống tham nhũng.

Không ngừng phối hợp giữa các cơ quan quản lý áp dụng những qui định phù hợp và đặc thù khi tiến hành cổ phần hóa DNNN. Phối hợp giữa các cấp quản lý trong doanh nghiệp nhằm giám sát kiểm tra chặt chẽ từng khâu trong q trình cổ phần hóa DNNN.Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, là những cơ quan có vai trị quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trong từng ngành từng mục nhằm đưa ra những tiêu chí qui định phù hợp; tăng cường vai trị điều hịa khâu nối, phối hợp cơng tác giữa các bộ phận trong cùng đơn vị để tham mưu cho Đảng ủy, Lãnh đạo chỉ đạo việc thực hiện phòng chống tham nhũng được minh bạch.

Thời gian qua, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan chống tham nhũng đã được thực hiện thông qua việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật về công tác chống tham nhũng, trao đổi để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng... Kết quả là tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, ở nước ta có nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đầy đủ và cụ thể nên việc thực hiện có những khó khăn nhất định. Tình trạng chồng chéo thẩm quyền hoặc bỏ trống nhiệm vụ vẫn chưa được khắc phục. Một số hoạt động phối hợp cịn mang tính hình thức, khơng thiết thực. Cơng tác phối hợp giữa các cơ quan tham mưu của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy

tố, xét xử các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế mới chỉ làm tốt ở Trung ương còn ở các địa phương quan hệ phối hợp cịn nhiều hạn chế…

Vì vậy tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, cơng chức, viên chức về vai trị, ý nghĩa của hoạt động phối hợp trong công tác chống tham nhũng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tư tưởng cục bộ, dẫn đến hạn chế, chậm trễ trong trao đổi thông tin và thiếu thiện chí trong giải quyết cơng việc chung. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống tham nhũng mà trước hết là phát huy vai trị tích cực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong cơng tác chống tham nhũng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động phối hợp.

Nghiên cứu để có biện pháp xử lý và những quy định mang tính chế ước đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng tích cực phối hợp, né tránh những vụ việc phức tạp, khó xử lý, làm chậm tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác chống tham nhũng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, qua đó phát huy những ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục những thiếu sót, khiếm khuyết, đưa cơng tác phối hợp ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng hơn.

1.4.4. Các yếu tố khác tác động trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 49)