Thực tiễn công tác lãnh đạo,chỉ đạo phòng,chốngtham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

Đảng và nhà nước không ngừng sát sao trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ nhiều nhiệm kỳ qua, nhất là từ sau Đại hội XII của Đảng, cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng (PCTN) trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng trong tồn xã hội, được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.Đảng, Nhà nước ta xác định cơng tác PCTN trong tiến trình cổ phần hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài. Cần thiết phải đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác PCTN để tăng thêm sức mạnh, năng lực và hiệu quả cầm quyền của Đảng, mặt khác bảo vệ uy tín, sự trong sạch của Đảng, giữ gìn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ.

Ở nước ta Quốc hội là cơ quan đại diện dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội nước ta có vai trị quan trọng đặc biệt trong công tác PCTN.Luật PCTN đã quy định quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thơng qua hoạt động giám sát có trách nhiệm phát hiện tham nhũng, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.Việc PCTN quá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thể hiện trước hết ở việc thiết lập được hệ thống pháp luật đủ mạnh để phòng và chống tham nhũng. Quốc hội có vai trị trong việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế cơ hội tham nhũng ở Việt Nam, phê chuẩn và kiểm sốt ngân sách, quyết định các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia. Hoạt động phòng, chống tham nhũng trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp của Quốc hội thông qua việc bảo đảm sự minh bạch tài sản và thông tin trong hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Quốc hội nâng cao vai trò phát hiện tham nhũng của ĐBQH thông qua việc giữ mối quan hệ với cử tri và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc hỗ trợ Quốc hội thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Chính phủ ln sát sao q trình phịng chống tham nhũng trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đưa ra các Nghị định, thông tư…

nhằm hướng dẫn chỉ đạo sát sao tiến trình cổ phần hóa, có những biện pháp răn đe kịp thời khi có chiều hướng sai phạm. Chính q trình này để thể hiện vai trị lãnh đạo của Chính phủ trong việc phịng chống tham nhũng. Chính phủ cũng ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, về cơng tác phịng, chống tham nhũng theo đúng quy định. Chỉ đạo các cơ quan tố tụng phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế có khó khăn, vướng mắc, kéo dài.

Bộ Tài chính cũng như các cơ quan ban ngành cũng không ngừng sát sao đưa ra những quyết sách, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác PCTN chỉ đạo kiểm tra, giám sát cơng tác PCTN trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong xây dựng và tham mưu xây dựng, hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức, chế độ về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước và công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án, vụ việc hình sự về tham nhũng, kinh tế; xử lý, thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật về lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khốn. bên cạnh đó cịn lập ra những đề án cụ thể trong q trình phịng ngừa ngăn chặn đẩy lùi nạn tham nhũng.Bộ Tài chính tiến hành phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng, hồn thiện chính sách pháp luật về phịng chống tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền... xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các vụ án, vụ việc vi phạm. Liên tục bảo đảm hiệu quả, hiệu lực, kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, góp phần chống thất thốt, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực... nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thốt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế[29].

Các bộ, ban, ngành chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xử lý, khắc phục các sai phạm sau kết luận thanh tra và kết luận rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế- xã hội. Chỉ đạo rà sốt, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, kiểm tốn Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra, Thanh tra nhằm giúp cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)