Nguy cơ thamnhũng trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp của nước ta

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

nghiệp của nước ta .

Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, thực hiện vai trò, nhiệm vụ làm nịng cốt điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mơ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại các nguy cơ lớn về nạn tham nhũng khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong đó việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; cơ chế pháp luật chưa hồn thiện, cịn nhiều kẽ hở nên cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi phức tạp, chưa được ngăn chặn đẩy lùi, gây bức xúc xã hội. Văn kiện Đại hội XII nêu rõ: “Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt u cầu đề ra, tham nhũng lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng”[6]. Thể hiện rõ trên các lĩnh vực:quản lý, sử dụng đất đai, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bởi chưa chế định rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả. Chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền lực nhà nước... Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, còn chồng chéo; tính cơng khai, minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực thi cơng vụ cịn nhiều yếu kém. Đây được coi là những mối nguy cơ lớn khi xây dựng tiến trình cổ phần hóa cho từng doanh nghiệp nhà nước. Một trong những hạn chế mạnh mẽ gây khó khăn lớn dẫn tới nguy cơ về tham nhũng hàng đầu đối với các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa, thối vốn trong giai đoạn này là doanh nghiệp có quy mơ lớn, phức tạp về tài chính, đất

đai nhiều, phạm vi hoạt động rộng nên việc xác định giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài. Một trong những khó khăn là do thị trường chứng khốn khơng thuận lợi. Nhu cầu của các nhà đầu tư khơng tăng. Trong khi đó CPH với số lượng lớn, cung nhiều hơn cầu, nên không hấp thụ được. Công tác chuẩn bị CPH chưa tốt, nhất là về chọn cổ đông chiến lược, chọn được tư vấn, xác định DN, tư vấn xây dựng cổ phần hoá, xây dựng hình ảnh DN trong tương lai, tính đúng tính đủ giá trị và bán cổ phần... Một trong những nguyên nhân là tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước sau CPH cịn rất lớn, thậm chí đến 80 nên nhiều nhà đầu tư lo ngại bỏ tiền vào mà khơng có quyền gì cả. Quá trình CPH DNNN chưa thực sự cơng khai, minh bạch thơng tin.

Cơ chế chính sách về CPH DN hiện hành chưa được hoàn chỉnh. Việc thực hiện cổ phần hóa các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty Nhà nước, cơng ty mẹ - con có qui mơ vốn lớn, tình hình tài chính phức tạp nên đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện CPH. Việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành cơ quan, tổng công ty, địa phương liên quan đến CPH các DNNN có qui mơ lớn chưa được như mong muốn. Hiệu quả của CPH chưa được đánh giá đầy đủ và kịp thời. Các bộ, ngành và địa phương chưa công khai danh sách và tiến độ CPH các DN một cách đầy đủ, kịp thời. Công tác giám sát, kiểm tra chưa tốt nên không thể kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh tại DN. Chậm chễ trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan hay những “nút thắt” vướng mắc trong chính sách, qui định cũng là những rào cản đối với tiến độ CPH. Một số cán bộ lãnh đạo DN còn tâm lý e ngại chần chừ, sợ có những vấn đề sau khi CPH, vị trí của mình như thế nào, điều này ảnh hưởng kết quả CPH. Ngoài ra tư tưởng muốn nắm giữ chi phối cổ phần của một số Bộ, thông tin mù mờ gây khó khăn cho các nhà đầu tư tin tưởng.

Tiến trình cổ phần hóa đã cho chúng ta thấy nhiều khó khăn song hành cùng với nó nảy sinh nhiều nguy cơ tham nhũng trong quá trình tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay. Hiện nay việc cổ phần hố thối vốn DNNN khơng cần nắm giữ đã và đang được triển khai quyết liệt. Việc khơng có những quy định hoặc giám sát chặt chẽ đây chính là thời điểm dễ xảy ra nguy cơ tham nhũng thâu tóm cổ phần, biến tài sản nhà nước thành của riêng cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Trước đây, đối với việc bán cổ phần

DNNN, lãnh đạo doanh nghiệp được ưu tiên mua cổ phần theo phương thức thỏa thuận từ trước.

Kể từ năm 2015, để đảm bảo tính minh bạch khi thối vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp, đã có quy định không được bán thỏa thuận trước mà phải đấu giá cơng khai trước, sau đó chào cạnh tranh (đấu giá theo điều kiện). Đấu giá cơng khai thì người mua cũng cơng khai, cạnh tranh, sòng phẳng với nhau. Điều này tránh việc thỏa thuận giữa hai bên. Việc thỏa thuận chỉ là phương án cuối cùng được áp dụng khi những phương án khác không thành cơng. Đặc biệt là trong q trình áp dụng các chính sách, pháp luật quy định cịn lỏng lẻo là điều kiện thuận lợi cho việc thâu tóm các tài sản.

Như việc định giá chuyển nhượng đất đai của các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề sử dụng đất đai sau cổ phần hóa cũng được quy định rõ, vì thực tế cho thấy, nhiều trường hợp cổ phần hóa DNNN, cổ đơng mua vào khơng phải vì doanh nghiệp mà vì lợi thế đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai sau cổ phần hóa phải thực hiện theo Luật đất đai chứ không phải lợi dụng quỹ đất để chuyển đổi mục đích, làm việc khác. Cơng tác kiểm tra giám sát cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý là cơ hội cho việc tham nhũng, trục lợi bao che gian dối.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)