Tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)

q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Để cơng tác thực hiện pháp luật về phòng và chống tham nhũng có hiệu quả cần khơng ngừng tang cường công tác thanh tra kiểm tra giám sat các khâu trong q trình tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay đã có nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp xảy ra nhưng nhờ việc áp dụng công tác thanh tra kiểm tra giám sát tốt đã phát hiện và ngăn chặn xử lý kịp thời các vi phạm. Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở liêm chính, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; kiểm tra giám sát, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thốt kinh phí và tài sản trong cơ quan, đơn vị cơ sở; phát huy vai trò phản biện xã hội về phịng chống tham nhũng; kịp thời ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực tham nhũng trong tồn hệ thống chính quyền. Đồng thời, tập trung cơng tác thơng tin tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến tồn thể cán bộ, công chức cơ sở, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát hiện, xử lý tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả những hành vi tham nhũng.

Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi cơng vụ những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Hồn thiện chế độ cơng vụ, cơng chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của chính quyền cấp cơ sở. Tăng cường vai trị của các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng, đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng thực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ về phịng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức cơ sở làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan đơn vị có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị mình quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí tiêu cực. Có biện pháp mạnh tay đối với cán bộ, cơng chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực sai phạm về chuyên môn. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phịng, chống tham nhũng về cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thong đúng đắn, phát huy vai trị và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực về cơng tác phịng, chống tham nhũng. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa tổ chức đảng các đoàn thể quần chúng và chính quyền cơ sở trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, duy trì cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí một cách thường xuyên, liên tục, có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ đối với tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị

như Đảng ta đã xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 97 - 99)