Báo chí vốn là lực lượng quan trọng trong việc cung cấp các thông tin khách quan, độc lập cho xã hội để đấu tranh chống tham nhũng. Để phát huy vai trị của báo chí, các khn khổ pháp lý cho phép báo chí tự do tiếp cận thơng tin để thực hiện vai trò giám sát xã hội đối với hoạt động của bộ máy và các quan chức. Đặc biệt, báo chí và các phương tiện thơng tin đại chúng phải cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Một mặt, thể hiện sự kiểm sốt của cơng luận, tiến hành các cuộc điều tra xã hội độc lập nhằm phát hiện những trường hợp tham nhũng.
Mặt khác, nó tạo sức ép dư luận, chỉ trích các cơng chức và các chính trị gia tham nhũng buộc chính quyền phải xử lý, chứ khơng thể né tránh, làm ngơ.Thực tế cho thấy, báo chí khơng chỉ có cơng lớn trong việc phát hiện, bóc trần các hành vi tham nhũng mà nó cịn là lực lượng chủ yếu để tuyên truyền vận động nhân dân, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong đấu tranh chống tham nhũng. Tuyên truyền những hình mẫu về chống tham nhũng, những gương điển hình, cách làm hay trong chống tham nhũng. Báo chí thơng tin kịp thời, khách quan tình hình tham nhũng, chống tham nhũng, phản ánh trực tiếp những vụ, việc tham nhũng, kể cả những vụ, việc chưa được làm sáng tỏ, tạo sức ép dư luận xã hội, hình thành các phong trào chống tham nhũng. Chính vì vậy, việc phát huy vai trị của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng có một ý nghĩa rất to lớn, nó giúp các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, đưa ra ánh sáng những hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước và trong các doanh nghiệp, truyền đạt tiếng nói của người dân, góp phần tạo ra sự đồng thuận của cơng chúng để chống tham nhũng hiệu quả hơn. Báo chí khơng chỉ có vai trị to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về chống tham nhũng mà còn giữ vai trò là tác nhân, thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng phát triển sâu, rộng, tạo thành một cuộc tiến công tổng lực trên phạm vi toàn quốc.
Cần tổ chức và phối hợp giữa các ngành, các cấp, các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội và nhân dân tạo nên hợp lực mạnh mẽ
trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Mọi phong trào từ trước đến nay cũng như từ nay về sau đều như vậy, hễ quần chúng tham gia càng đơng thì thành cơng càng mau chóng, càng đầy đủ.Phát hiện thì phải xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các hành vi tham nhũng. Không nghiêm minh, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, những người có chức, có quyền thì khó có thể bài trừ được tham nhũng, nhân dân và những người cấp dưới sẽ nhìn vào cách xử lý ấy mà “ứng biến”, bởi xử trên mà khơng nghiêm thì khó có thể xử nghiêm cấp dưới.Điều đó cũng khơng phải địi xử cấp trên, những người có chức, có quyền nặng hơn những người khác, mà mọi người phải bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo đảm; khơng có tình trạng ngoại lệ, dù người đó là ai.Điều đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định là, những người làm cơng tác phịng, chống tham nhũng nói chung, những người trực tiếp làm việc trong các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng nói riêng phải thật sự liêm chính, trong sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, khơng chịu bất cứ sức ép.Tiến hành công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc cán bộ phải là người có đức, có tài, “lấy hiệu quả cơng tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu”, vì cơng việc mà bố trí cán bộ chứ khơng phải vì cán bộ mà bố trí cơng việc, tránh tình trạng nể nang, tiêu cực trong công tác cán bộ.
KẾT LUẬN
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thốt, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng. Tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn và đặc biệt nguy hiểm đối với tất cả các quốc gia.
Thực hiện pháp luật về PCTN trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay để góp phần nâng cao hiệu quả PCTN của nước ta hiện nay. Đây là một cơng việc hết sức khó khăn, địi hỏi phải được thực hiện một cách có khoa học, trong đó, cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nó để bảo đảm pháp luật về PCTN đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả trên thực tế thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi. Đóng góp vai trị to lớn trong việc thúc đầy nền kinh tế đi lên một tầm cao mới.
Hiện nay việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hơn hết cần dựa trên những quan điểm , yêu cầu , điều kiện cụ thể của đất nước, nhất là phải thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam nhằm phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Để thực hiện pháp luật về phịng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần phải bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với hệ thống pháp luật, trong đó quan tâm bổ sung biện pháp phịng ngừa, tăng hình thức chế tài xử lý tham nhũng, bổ sung hành vi tham nhũng, nhất là hành vi tham nhũng trong khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thừa nhận hành vi tham nhũng của các cán bộ, pháp nhân, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan PCTN theo hướng tăng cường tính độc lập, quyền hạn và năng lực phát hiện và xử tham nhũng. Cần bổ sung các biện pháp để phát huy được vai trò, trách nhiệm của công dân và tổ chức trong PCTN, hoàn
thiện các quy định về hợp tác quốc tế về PCTN. Đồng thời, hoàn thiện các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao và các quy định về đánh giá tình hình tham nhũng trong các đơn vị tiến hành cổ phần hóa đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên các quy định của pháp luật về PCTN còn hạn chế vànhiều bất cập, trong đócác biện pháp phịng ngừa cũng như phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu PCTN, còn thiếu sự bảo đảm cần thiết để phát huy được tác dụng trên thực tế, các quy định chia phản ánh đúng thực chất của tình hình tham những hiện nay, các biện pháp phòng ngừa còn thiếu, các biện pháp xử lý tham nhũng còn yêu,cơ quan chuyên trách về PCTN thiếu tính độc lập và chưa đủ lực để phát hiện, xử lý tham nhũng, Pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu phát huy hết vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công cuộc PCTN.
Tham nhũng đã trở thành “quốc tế nạn”, là một trong những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết. Nói tới tham nhũng khơng phải là nói tới một số lượng tiền nào đó được chuyển từ tay người này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bơi trơn cỗ máy kinh doanh”. Nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc. Và chính dân tộc đó phải tự quyết định xử lý tham nhũng như thế nào. Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án…Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mơ các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tiếp tục kiện toàn, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, giúp việc các cấp uỷ từ Trung ương đến cơ sở. Các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử phải là những "thanh bảo kiếm" sắc bén, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân; có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn những việc làm chưa đúng; có quy định để ngăn ngừa có hiệu quả những sự tác động không theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào hoạt động của các cơ quan này. Điều đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định là, những người làm công tác phịng, chống tham nhũng nói chung, những người trực tiếp làm việc trong các cơ quan chức năng phịng, chống tham nhũng nói riêng phải thật sự liêm
chính, trong sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào, bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Cần mạnh mẽ hơn nữa và đưa ra những quyết sách kiên quyết hơn với những sai phạm và củng cố tốt những hoạch định thanh tra tiến trình thanh tra đột phá nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hóa được tốt hơn.