Những nghiên cứu liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đối với sản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

8. Kết cấu của đề tài

1.1. Những cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới đề tài

1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đối với sản

ngành hàng đối với sản khẩu và xuất khẩu nông sản

Mai Xuân Đào (2021), “Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính

phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường Asean+3” [7]. Nghiên cứu với mục tiêu xây dựng mơ hình mối quan

hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên

14

ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; kiểm định các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trên trong mơ hình. Kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mơ hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp. Nghiên cứu đã kết luận nếu khai tác tốt vai trò của HHNH sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020),“Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền

vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [33]. Nghiên cứu đề xuất một số giải

pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững, bao gồm đa dạng hóa

thị trường xuất khẩu, chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với các bạn hàng lớn và có quan

hệ lâu năm, hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương thành lập hiệp hội xuất khẩu nông lâm thủy sản hoặc tham gia hiệp hội hàng nơng lâm thủy sản của phía bạn

để nâng cao hiệu quả điều phối, đàm phán, giải quyết tranh chấp nhằm thúc đẩy

các hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản; đàm phán với các nước về việc thừa nhận chung các tiêu chuẩn, kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam; cử tham tán

nơng nghiệp; mở văn phịng đại diện của các hiệp hội ngành hàng; đầu tư mở

kho ngoại quan tại các thị trường trọng điểm.

Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao (2020),“Tổng quan

một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản” [13].

Nghiên cứu chỉ ra cho thấy rằng sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây đã có những thành tựu quan trọng, xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng và đang đạt được những thành công trên một số thị trường khó

tính. Đóng góp vào những thành cơng đó là sự ra đời các chủ trương, chính sách đúng đắn. Nghiên cứu phản ánh tổng quan một số chính sách hỗ trợ sản xuất,

chế biến và xuất khẩu nơng sản, đồng thời phân tích mặt tích cực, hạn chế, đưa ra khuyến nghị nhằm hồn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Nổi bật trong đó là vai trị khơng thể thiếu của các hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách. Cần phải có những chính sách khuyến khích sự tham gia của hiệp hội ngành hàng vào sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Nguyễn Trọng Khương, Trương Thị Thu Trang (2017), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam” [14]. Nghiên cứu đề xuất

15

của hệ thống tham tán thương mại ở các nước, kết nối với các tổ chức chuyên

nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn sử dụng thơng tin phải đóng phí để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành, đáp ứng nhu cầu của doanh

nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân sách. Đồng thời, đổi mới cách thức

làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp có thể giảm bớt việc tổ chức các đoàn XTTM, tăng mức hỗ trợ kinh phí XTTM cho các HHDN, các doanh nghiệp xuất khẩu tiên phong để thâm nhập thị trường mới, tìm kiếm đối

tác gặp đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Phạm Tú Tài (2015),“Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông

sản xuất khẩu Việt Nam” [28]. Nghiên cứu đã đề cập vai trị của HHNH nơng sản trong các mối quan hệ là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với Nhà

nước; là đầu mối trong liên kết theo chuỗi giá trị; cung cấp thông tin xúc tiến thương mại; đào tạo nguồn nhân lực; thúc đẩy hợp tác quốc tế. Nghiên cứu về

thực trạng hoạt động của HHNH nông sản về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý,

điều hành; tính hình tài chính của các HHNH; và thực hiện chức năng của HHNH (đại diện cho quyền lợi hội viên, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực ngành hàng). Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp đổi mới

hoạt động của HHNH nông sản bao gồm (i) Đổi mới nhận thức của toàn xã hội về HHNH (thông qua hội thảo, tọa đàm, truyền thông đại chúng và lồng ghép

vào các chương trình đào tạo); (ii) Đổi mới về quản lý nhà nước (hồn thiện

khn khổ pháp lý, tạo thuận lợi để các HHNH hoạt động , đảm bảo bình đẳng giữa các hiệp hội, tại điều kiện để mở rộng thành viên, thực hiện cơ chế phối hợp chỉ đạo đối với HHNH); (iii) Giải pháp đối với các HHNH (hoàn thiện tổ

chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực vận động chính sách, giải qut hài hịa lợi ích giữa Hội viên, HH và Ngành hàng).

Hồ Quế Hậu (2014), “Vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới” [9]. Tác giả đã đánh giá khái quát

những kết quả tích cực và những tồn tại, hạn chế của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (bao gồm cả các HHDN) sau 30 năm thực hiện chính sách “Đổi mới” về các mặt: (i) Thực hiện chức năng “cầu nối” giữa các nhóm xã hội với cơ quan

nhà nước; (ii) Phục vụ lợi ích thành viên thơng qua các hoạt động và dịch vụ; (iii) Thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các thành viên; (iv) Thúc đẩy hoạt động hợp

16

Nguyễn Hữu Tài (2007), “Mối quan hệ giữa tiêu thụ và sản xuất nông sản

thực phẩm của nông dân với các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng: Thực trạng và giải pháp” [29]. Tác giả đã đánh giá tổng quát những vấn đề liên quan

tới mối quan hệ giữa người nông dân và các doanh nghiệp chế biến nông sản;

trong đó nhấn mạnh tới những mặt bất bình đẳng theo trong quan hệ đó và thực

trạng hạn chế trong phát huy vai trò trung gian của các Hiệp hội ngành hàng trong giải quyết những mâu thuẫn lợi ích đó và đưa ra một số khuyến nghị cụ

thể. Đặc biệt, khuyến nghị giải pháp nâng cao vai trò của HHNH trong đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản.

PGS. TS. Nguyễn Văn Nam (2004), “Giải pháp nâng cao năng lực hoạt

động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [18]. Nghiên cứu đã: (i) Làm rõ

vai trò, tác dụng và nội dung, năng lực hoạt động của các hiệp hội trong việc hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập; (ii) Đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các HHNH trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thành

viên đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; (iii) Đề xuất các giải pháp nâng cao năng

lực hoạt động của các HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt

Nam. Trên cơ sở làm rõ các vấn đề về lý luận chung, Nhóm nghiên cứu đã tiến

hành phân tích thơng tin, dữ liệu để làm rõ thực trạng hoạt động của các HHNH về các mặt (i) Năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HH; (ii) Năng lực tổ chức, bộ máy; (iii) Năng lực tài chính của các HHNH; trong đó nhấn mạnh tới

những tồn tại, hạn chế và phân tích ngun nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp toàn diện nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp thành viên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm trong bối cảnh Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Về các giải pháp nâng cao

năng lực hoạt động của các HHNH, trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của

HHNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề xuất các nhóm giải

pháp (i) Đối với các HHNH: Nâng cao năng lực bộ máy; tăng cường hỗ trợ

doanh nghiệp; tăng cường mối quan hệ giữa HH và chính quyền; tăng cường quan hệ đối ngoại của HH; (ii) Đối với cơng tác quản lý nhà nước; (iii) Đối với Chính phủ và các bộ, ngành. Cần tiếp tục hoàn thiện khn khổ pháp lý, có những hỗ trợ từ phía nhà nước về cơ chế hợp tác, giao nhiệm vụ, chính sách ưu

17

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)