Những nghiên cứu liên quan đến Phòng thương mại và Hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 36)

8. Kết cấu của đề tài

1.2. Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi có liên quan tới đề tài

1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến Phòng thương mại và Hiệp hội ngành hàng

ngành hàng

Mark Boleat (2003), “Managing Trade Associations” (Quản lý Hiệp hội ngành hàng) [50]. Cuốn sách giới thiệu kiến thức căn bản về HHNH tại Anh: Khái niệm, bản chất của HHNH, khung khổ pháp luật, mơ hình tổ chức; Các vấn

đề về quản trị như phát triển hội viên, quản lý hoạt động, chế độ thơng tin, quản

lý tài chính; Những vấn đề liên quan tới thực hiện chức năng của HHNH như vai

trò đại diện, cung cấp dịch vụ, giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong... Cuốn sách còn hướng dẫn một số hoạt động cụ thể cho các cấp quản lý HHNH như hỗ trợ

doanh nghiệp thành viên xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động và quản lý rủi ro trong quản trị hiệp hội, thúc đẩy hợp tác và phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệp hội.

Mark Boleat (2001), “Good Practice in Trade Association Governance”

(Thực tiễn tốt trong quản trị hiệp hội ngành hàng) [51]. Báo cáo nghiên cứu

được thực hiện tại hơn 140 HHNH có quy mơ khác nhau, bao gồm HHNH lớn với nguồn thu hàng năm trên $1.000.000, HHNH vừa (từ $200.000 đến

<$1.000.000) và HHNH nhỏ với nguồn thu <$200.000/năm. Báo cáo đưa ra

những tiêu chí của “Mơ hình quản trị hiện đại” đối với HHNH (i) Ban lãnh đạo phải đảm bảo thực chất “tính đại diện” cho các hội viên; (ii) Hoạt động của Ban

lãnh đạo phải đảm bảo nguyên tắc “Trách nhiệm giải trình” trước hội viên; (iii)

Hoạt dộng quản trị phải đảm bảo tính “Minh bạch”; (iv) Cần phân định chức

năng “Quản trị” và “Quản lý” trong hoạt động của HHNH; (v) Đảm bảo tính “Minh bạch” và “Trách nhiệm giải trình” trong hoạt động của HHNH đối với bên ngoài. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị của các HHNH được nghiên

cứu, tác giả đưa ra giải pháp đổi mới quản trị HHNH đối với những cơ cấu chức

năng chính yếu của HHNH (i) Ban chấp hành (Association’s Board); (ii) Chủ

tịch (Chairperson); (iii) Tổng thư ký (CEO); (iv) Cấu trúc các phịng, ban, nhóm triển khai dự án; (v) Cấu trúc các chi nhánh, văn phòng đại diện đối với các HHNH hoạt động toàn quốc hoặc liên vùng. Từ những tiêu chí đổi mới quản trị, Báo cáo nghiên cứu đưa ra Danh mục các tiêu chí (check list) để đánh giá chất lượng quản trị của HHNH.

18

Andrew More (1998), “Core competencies for the senior managers of Trade Associations” (Năng lực cốt lõi cho các nhà quản lý cấp cao của các Hiệp

hội ngành hàng) [38]. Cuốn sách là cẩm nang giúp các cấp quản lý HHNH phát triển năng lực, kỹ năng cần thiết trong quản lý, điều hành HHNH thơng qua các tình huống quản lý cụ thể. Sách cũng đề xuất các tiêu chí và phương pháp đánh

giá năng lực cho các vị trí quản lý trong Hiệp hội ngành hàng nhằm nhận diện

những điểm hạn chế và cách thức phát triển, hoàn thiện những kỹ năng, năng lực cốt lõi còn thiếu.

S.Nikfar (2014), “Trade Associations” (Hiệp hội ngành hàng) là nghiên

cứu chuyên về HHNH[58]. Nghiên cứu đưa ra khái niệm về HHNH nói chung là tổ chức của các doanh nhân tập hợp lại với nhau để thúc đẩy lợi ích chung và

tham gia vào các hoạt động quan hệ công chúng như quảng cáo, đào tạo nghề

nghiệp, vận động hành lang và xuất bản ấn phẩm; trong đó thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp và tiêu chuẩn hóa ngành hàng là những chức năng cơ bản. Các HHNH được tổ chức theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhóm sản phẩm hoặc một sản phẩm cụ thể. HHNH có thể hoạt động ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, HHNH có nguồn thu từ hội phí thành viên và có thể được tài trợ bởi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc thậm chí tài trợ từ chính phủ.

Richard F.Doner & Ben Ross Schneider (2000), “Business Associations and Economic Development” (Hiệp hội Doanh nghiệp và Phát triển Kinh tế)

[57]. Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết quản trị và kinh nghiệm thực tiễn để

đánh giá vai trò của các HHDN trong thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia.

Báo cáo nghiên cứu đưa ra những kết quả phân tích vai trị của HHDN trong vận

động chính sách, tác động tới xu hướng phát triển của nền kinh tế; vai trò đối với

các doanh nghiệp thành viên như tăng cường quyền tài sản, thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp (cả theo chiều nganh và chiều dọc), cung cấp

thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, qua đó các HHDN đóng góp tích cực vào sự

vận hành của nền kinh tế và sự phát triển quốc gia. Báo cáo nghiên cứu cung cấp những thực tiễn tốt về vai trò của HHDN trong phát triển kinh tế ở các quốc gia

đang phát triển như Kuwait, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thailand, Colombia hay Chile. Trong đó nhấn mạnh tới vai trị của HHDN thúc đẩy những tiến bộ kỹ

thuật như ban hành, triển khai và giám sát thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay quy trình sản xuất tiến bộ tại các quốc gia, các nền kinh tế.

19

Martin Pery (2008), “Trade Associations in New Zealand” (Hiệp hội

ngành hàng ở New Zealand) [53]. Báo cáo nghiên cứu sự thay đổi vai trò của

HHNH trong xã hội và nền kinh tế New Zealand, từ tình trạng hạn chế về năng lực hoạt động và nghèo nàn trong cung cấp dịch vụ cho các thành viên, cộng

đồng HHNH đã tích cực tham gia và có những đóng góp xứng đáng được ghi

nhận trong phục vụ lợi ích của doanh nghiệp thành viên, sự phát triển kinh tế và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu đã khảo sát 101 HHNH về các nội dung (i) Động

cơ của doanh nghiệp tham gia HHNH; (ii) Nguồn lực tài chính và cơ cấu tổ chức

HHNH (số lượng thành viên trung bình là 170 doanh nghiệp/hiệp hội, nguồn thu

bình quân hàng năm là $300.000/hiệp hội, trong đó khoảng 60% là từ nguồn phí

hội viên, phần cịn lại từ các nguồn thu khác như cung cấp dịch vụ, ấn phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo hay từ nguồn tài trợ); (iii) Đánh giá hiệu quả hoạt động của HHNH (thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng; là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ; cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp thành viên).

Markus Pilgrim and Ralf Meier (1995), “National Chambers of Commerce, a Primer on the Organization and Role of Chambers Systems”

(Phòng Thương mại Quốc gia, Cơ quan đứng đầu về Tổ chức và Vai trò của Hệ thống Phòng thương mại) [52]. Cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của mơ hình Phịng thương mại trên thế giới (i) Mơ hình Anh Mỹ (Anglo Saxon model); (ii) Châu Âu lục địa (Continetal model); (iii) Mơ hình hỗn hợp (Mixed model). Tác giả có đề cập mơ hình PTM&CN Việt Nam (VCCI) trong

nhóm các quốc gia theo mơ hình Sơ viết cũ với những đặc trưng gần với mơ hình châu Âu lục địa. Nghiên cứu đi sâu phân tích, so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa các mơ hình về khn khổ pháp, cơ cấu tổ chức, lĩnh

vực hoạt động, nguồn thu tài chính; những điểm mạnh - yếu của từng loại mơ hình.

OECD (2007), “Policy Roundtables on Trade Associations” (Bàn trịn

Chính sách về Hiệp hội ngành hàng) [55]. Báo cáo khẳng định vai trò của các

HHNH trong tăng cường hiệu quả hoạt động của các thiết chế thị trường. Bên

cạnh đó, hoạt động của các HHNH cũng tiềm ẩn nguy cơ hạn chế cạnh tranh, hình thành các nhóm độc quyền, thao túng giá cả. Vì vậy, các nền kinh tế thành viên đưa tới hội thảo những thực tiễn phong phú của quốc gia mình về tình hình

20

do cạnh tranh), các lĩnh vực hoạt động và nguồn thu tài chính của các HHNH. Eric Costa, António Lucas Soares, Jorge Pinhode Sousab (2020),

“Industrial business associations improving the internationalisation of SMEs with digital platforms: A design science research approach” (Các hiệp hội

doanh nghiệp ngành hàng cải thiện quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền tảng kỹ thuật số: Một cách tiếp cận nghiên cứu khoa học mô phỏng) [44]. Nghiên cứu nhằm mục đích phổ biến kiến thức mơ phỏng trên nền tảng kỹ thuật số (DPs) trong bối cảnh mới do các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng (IBA) quản lý để cải thiện năng lực hội nhập quốc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên nền tảng kỹ thuật số. Các đề xuất mô phỏng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các tương tác xã hội: chia sẻ thông tin, cộng tác và hành

động tập thể. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn các cấp

quản lý tại IBAs và SMEs ở Bồ Đào Nha và ở Anh.

Dongyang Zhang, Yumei Guo (2019), “Financing R&D in Chinese private firms: Business associations or political connection?” (Tài trợ cho R&D

tại các công ty tư nhân Trung Quốc: Hiệp hội kinh doanh hay kết nối chính trị?) [43]. Sử dụng dữ liệu về các công ty tư nhân Trung Quốc, nghiên cứu về vai trị của các HHDN trong hỗ trợ các các cơng ty tư nhân (doanh nghiệp thành viên)

tiếp cận các khoản vay ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động R&D. Kết quả cho thấy rằng bên cạnh những kết quả cần được ghi nhận, vai trò của các HHDN

cũng cịn nhiều hạn chế. Vì vậy trong rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp tư nhân đã phải “nhờ cậy” tới các mối liên hệ chính trị để có thể tiếp cận các khoản

vay ngân hàng, nhất là ở những khu vực kém phát triển. Nghiên cứu ngụ ý rằng chính phủ Trung Quốc cần tiếp tục thúc đẩy một mơi trường tài chính minh bạch, hỗ trợ các hoạt động đổi và nâng cao vai trò của các HHDN.

Vivek Anand Asokan, Masaru Yarime, Motoharu Onuki (2019),

“Bridging practices, institutions, and landscapes through a scale-based approach for research and practice: A case study of a business association in South India” (Thực tiễn về vai trò kết nối, thể chế và cách nhìn thơng qua cách

tiếp cận dựa trên quy mơ: Một điển hình về HHDN nghiệp ở Nam Ấn Độ) [61]. Các doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố về môi trường khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh nhằm đảm bảo quá trình phát triển bền vững. Trong

21

triển bền vững vẫn còn bị coi nhẹ. Thông qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động của HHDN ở Miền nam Ấn độ, các tác giả khuyến nghị Chính phủ cần lắng

nghe ý kiến, khuyến khích sự tham gia của các HHDN, các bên liên quan khác vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển.

David C.Benton, Katherine Thomas, Shirley A.Brekken (2017),

“Regulatory Bodies, Professional Associations, and Trade Unions: An Integrative Review” (Cơ quan quản lý, Hiệp hội nghề nghiệp và Cơng đồn:

Đánh giá tích hợp) [42]. Nghiên cứu trình bày một đánh giá tổng hợp tài liệu để xác định và đánh giá sự khác biệt và tương tác của các cơ quan quản lý, hiệp hội

nghề nghiệp và tổ chức cơng đồn. Nghiên cứu đã được phân tích 16 lĩnh vực,

chủ đề có liên quan tới cả 3 loại chủ thể. Mặc dù các chủ thể này có thể chia sẻ một số mục tiêu bao trùm, nhưng quan điểm thực hiện để đạt được những mục

tiêu này thường khác nhau. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nhất định trong cách thức nâng cao vai trò của các HHDN, HHNH trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) có liên quan.

Guangrong Ma, Oliver Meng Rui, Yiping Wu (2015), “A springboard into politics: Do Chinese entrepreneurs benefit from joining the government- controlled business associations?” (Bàn đạp vào chính trị: Doanh nhân Trung

Quốc có được lợi khi tham gia các HHDN do chính phủ kiểm sốt) [47]. Nghiên cứu xem xét các tác động của việc các doanh nhân tham gia HHDN tiêu biểu

nhất ở Trung Quốc, Liên đồn Cơng nghiệp và Thương mại Trung Quốc

(ACFIC) do chính phủ khởi xướng và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, trái với tun ngơn về tơn chỉ, mục đích của tổ chức, ACFIC không thực sự hỗ trợ được nhiều, giúp các doanh nhân có thể tiếp cận được các nguồn lực, thuận lợi hóa kinh doanh. Thay vào đó, các thành viên ACFIC phải chịu thêm các chi phí và cả các khoản thanh tốn khơng chính thức cho các quan chức chính phủ. Những phát hiện này cho thấy, dường như ACFIC là một bàn đạp để tiến vào chính trị, chứ khơng phải là một tổ chức hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả cho các doanh nghiệp thành viên.

Ju-Fang Yen, Yan-Shing Chen, Chung-Hua Shen, Chih-Yung Lin (2014),

“Why do firms allow their CEOs to join trade associations? An embeddedness view” (Tại sao các công ty cho phép CEO của họ tham gia các HHNH? Quan

22

tham gia HHNH. Trong đó các tác giả nhấn mạnh tới ưu thế mở rộng mạng lưới

quan hệ, tạo tiền đề cho các liên kết, hợp tác kinh doanh, sử dụng danh nghĩa

HHNH để tạo dựng các mối quan hệ cá nhân với các cơ quan quản lý nhà nước

và các tổ chức tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các cơng ty có CEO nắm giữ chức vụ lãnh đạo trong HHNH thường dễ dàng tiếp cận với các các khoản

vay lớn hơn, lãi suất thấp hơn và thời hạn cho vay dài hơn từ các ngân hàng tư nhân và cả ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ.

Peter Hultén, Andrew Barron, Douglas Bryson (2012), “Cross-country differences in attitudes to business associations during the 2007–2010 recession” (Sự khác biệt giữa các quốc gia về thái độ đối với các HHDN trong

thời kỳ suy thoái 2007–2010) [56]. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập

thông qua khảo sát trực tuyến đối với 206 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs),

được thực hiện tại Pháp, Thụy Điển và Anh. Nghiên cứu xem xét vai trò, tác động của các HHDN ở các quốc gia khác nhau trong các phản ứng chính sách

của các chính phủ trong khủng hoảng tài chính. Kết quả nghiên cứu khẳng định

các HHDN có vai trị tác động đáng kể tới phản ứng chính sách của chính phủ, trong đó có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những

chủ thể gặp nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều hơn từ khủng hoảng.

Nir Kshetri, Nikhilesh, Dholakia (2009), “Professional and trade associations in a nascent and formative sector of a developing economy: A case study of the NASSCOM effect on the Indian offshoring industry” (Các hiệp hội

nghề nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong một lĩnh vực non trẻ của một nền kinh tế đang phát triển: Nghiên cứu điển hình về hiệu ứng NASSCOM đối với

ngành sản xuất gia công của Ấn Độ) [54]. Là các NGOs trong nền kinh tế thị

trường, các hiệp hội nghề nghiệp và HHNH đóng vai trị quan trọng trong q

trình ban hành chính sách, hồn thiện thể chế kinh tế. Trong nghiên cứu này, các tác giả đánh giá vai trò của Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia

Ấn Độ (NASSCOM) tác động tới chính sách, thể chế về ngành gia công phần

mềm. Nghiên cứu khẳng định vai trị của các HHNH có thể là giải pháp thay thế

nhà nước trong thúc đẩy sự phát triển của một ngành hàng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)