.4 VASE P Điển hình thành công về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

Ơng Ngơ Văn Ích - Chủ tịch VASEP Nhiệm kỳ 5 (2015-2020):

“Hiệp hội VASEP được hình thành là một tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của ngành thủy sản nói riêng.

Hoạt động của Hiệp hội với sự sáng tạo, đổi mới trong tư duy, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng một cách hợp lý vào thực tiễn đã góp phần đưa ngành thủy sản phát triển thần tốc với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2000 và đã vươn lên trên 8,3 tỷ USD vào năm 2017”.[10]

Trong phần dưới đây là thông tin về hoạt động của VASEP trong việc phối hợp với các cơ quan QLNN, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình giải quyết 03 vụ việc PVTM từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản của Việt Nam gồm (i) Vụ kiện CBPG giá cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ; (ii) Vụ kiện CBPG tôm đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ; (iii) Nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU của EU đối với hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên.

Diễn biến chính và kết quả giải quyết các vụ việc tóm lược như sau [4]:

Hình 3.7 Các bước khởi kiện CBPG tại Bộ thương mại Hoa Kỳ

73

(i) Vụ kiện chống bán phá cá tra, ba sa vào thị trường Hoa Kỳ:

- Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996 với chất lượng tốt và giá bán rất cạnh tranh đã tạo áp lực đối với ngành

nuôi cá nheo của Hoa Kỳ. Do vậy Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (Catfish Farmers of America/CFA )đã khởi kiện nhằm đánh bật sản phẩm cá da

trơn phi lê Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ.

- Ngày 28/6/2002, CFA đã nộp đơn khởi kiện CBPG lên Bộ Thương mại

Hoa Kỳ (Department of Commerce/ DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế

(International Trade Commite/ ITC) đối với một số loại cá nheo phi lê đông

lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. DOC và ITC đã chấp nhận đơn kiện. Do còn thiếu kinh nghiệm trong giải quyết vụ kiện CBPG và do sự phức tạp trong hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ, VASEP đã phải thuê các luật sư Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi cho mình.

- Quá trình giải quyết vụ kiện kéo dài từ Tháng 6, 2002 tới Tháng 4, 2019, DOC đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14

(POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, ngồi

mức thuế áp riêng áp dụng đối với từng doanh nghiệp trong số các bị đơn bắt

buộc, mức thuế CBPG cuối cùng áp dụng đố với các doanh nghiệp không tham gia vụ kiện trong toàn quốc là 2,39 USD/kg.

- Kết quả cuối cùng mặc dù mặt hàng cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam bị áp thuế nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với đề nghị trong đơn kiện của CFA (190% tính trên giá nhập khẩu). Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ kiện, VASEP và ngành thủy sản đã có thời gian đa dạng hóa thị trường, mở thêm những thị trường mới như Nhật Bản, EU, Trung Đông, Trung Quốc... để phân tán rủi ro thương mại.

(ii) Vụ kiện chống bán phá giá tơm đơng lạnh:

Tóm lược diễn biến vụ kiện:

- Đầu những năm 2000s, đứng trước thách thức cạnh tranh từ mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu, các nhà sản xuất thuộc Mỹ - Liên minh Tôm miền Nam (Southern Shrimp Alliance/SSA), đã gửi đơn khiếu nại đến DOC và ITC

yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôm nhập khẩu nhập khẩu nước ngồi, trong đó có sản phẩm tơm

74

- Ngày 30/12/2003, DOC đã khởi xướng điều tra áp thuế CBPG với tôm đông lạnh của Việt Nam với các bị đơn bắt buộc là 03 doanh nghiệp có lượng

xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất là Minh Phú, Minh Hải, và Camimex.

- Sau 03 lần tiến hành rà sốt hành chính (POR), tính tới thởi điểm tháng 2/2010 (thời điểm Việt Nam đệ đơn yêu cầu tham vấn Chính phủ Hoa Kỳ), DOC

đã tiến hành 3 cuộc rà soát POR. Ngày 15/09/2009, quyết định cuối cùng về kết

quả rà sốt POR3 được ban hành, trong đó 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đều nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%; Camimex: 0,08%;

Phương Nam: 0,21%), nhóm các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện không được hưởng mức thuế suất theo thực tế điều tra mà tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá theo điều tra ban đầu là 4,57%. Trong khi đó thuế suất áp dụng với các

doanh nghiệp khơng tham gia vụ kiện trên tồn quốc là 25,76 %.

Trước nguy cơ có thể phải chịu kết quả rất bất lợi, VASEP và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động đề xuất với Chính

phủ về việc kiện Hoa Kỳ ra WTO. Ngày 1/2/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết vụ việc trong khuôn khổ song

phương, nhưng kết quả đã không thành công. Ngày 7/4/2010, Việt Nam chính

thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp này theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).

“Phân xử” của Ban Hội thẩm: Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm đã có

Báo cáo, ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về

0” của DOC trong xác định biên độ phá giá đối với các bị đơn bắt buộc trong rà

sốt hành chính lần 2 và lần 3 là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định về Chống bán

phá giá và Điều VI:2 GATT 1994.

Bên cạnh đó, ngồi 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị đơn bắt

buộc”, “thuế suất cho các bị đơn còn lại”, DOC còn áp dụng thêm loại “thuế

suất toàn quốc” áp dụng cho các doanh nghiệp không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “hoạt động độc lập, khơng chịu sự kiểm sốt của Nhà

nước” để được hưởng mức “thuế suất cho các bị đơn còn lại”.

Ban Hội thẩm đã ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng quy định này của Hoa Kỳ là vi phạm các nguyên tắc WTO.

Sau thời gian dài trì hỗn thực thi pháp quyết của WTO, trải qua nhiều lần

75

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp, theo đó Hoa Kỳ

cơ bản đồng ý thực hiện phán quyết của WTO, chấm dứt áp thuế CBPG đối với

mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, trả lại tiền ký quỹ và một phần tiền thuế chống bán phá giá đã thu trong các lô hàng nhập khẩu trước đây (hàng triệu USD) cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

(iii) Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu đã cảnh báo “Thẻ vàng IUU” đối với

Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đáp ứng các quy định của EU về hoạt động khai thác bất hợp pháp, khơng có quy định và không khai báo (IUU)20.

Trong thời gian bị thẻ vàng, toàn bộ sản phẩm hải sản của Việt Nam xuất

sang EU đều bị giữ lại để kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc khai thác, thay vì chỉ

kiểm tra xác suất như trước. Điều đó kéo dài thời gian thông quan lô hàng, ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm, phát sinh chi phí và ảnh hưởng tới kế hoạch

kinh doanh của nhà nhập khẩu.

Trước tình hình đó, từ tháng 8/2017 VASEP đã liên hệ với các bên liên

quan (Tổng cục Thủy sản, Thương vụ Việt Nam tại EU, Phái đoàn EU tại Việt

Nam...) để báo cáo và trao đổi về kế hoạch hành động của Việt Nam ứng phó

vấn đề này[11].

Trong quãng thời gian từ tháng 8, 2017 đến tháng 5, 2018 VASEP đã có tổng cộng 28 đề xuất, hoạt động phối hợp với các bên liên quan để giải quyết vụ việc [xem Phụ lục 2].

Cho tới nay, mặc dù EU vẫn chưa gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với sản phẩm

thủy sản đánh bắt tự nhiên của Việt Nam, nhưng VASEP vẫn đang nỗ lực cùng

các cơ quan chức năng nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân đánh bắt

hải sản kiên trì, quyết tâm giải quyết vụ việc để đảm bảo lợi ích kinh tế trong

xuất khẩu, bảo vệ nghề cá Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

20 Illegal, Unregulated and Unreported fishing (IUU): Khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo.

76

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)