Khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

3.1 .Thực trạng chính sách và khn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

3.1.3. Khuôn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

a) Quy định của Hiến pháp, các bản Hiến pháp của Việt Nam qua các

thời kỳ đều ghi nhận quyền lập hội; Hiến pháp 2013 quy định “Cơng dân có

quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

b) Các văn bản luật, cùng với Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957

hiện vẫn có hiệu lực; Bộ luật Dân sự 2015 có những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các hội nói chung, trong đó có HHNN.

Hộp 3.1 Về mặt pháp lý, Hội là pháp nhân phi thương mại

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục đích chính là

tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp nhân có liên quan.

(Bộ luật Dân sự 2015)

Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; và những quy định khác về “Pháp nhân” (Điều 74), “Pháp nhân phi thương

mại” (Điều 76), “Thành lập và đăng ký pháp nhân” (Điều 82).

Trong một số văn bản luật chuyên ngành đang có hiệu lực như Luật Thương mại (2005), Luật cạnh tranh (2008) có đề cập tới HHNH nhưng thơng qua các quy định về đối tượng điều chỉnh, không là cơ sở pháp lý để thành lập,

54

c) Văn bản dưới luật, Văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh

việc thành lập và hoạt động các hội là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính

phủ ban hành ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội15.

Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập hội,

bao gồm: (1) Có mục đích hoạt động khơng trái với pháp luật; khơng trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước

đó trên cùng địa bàn lãnh thổ; (2) Có điều lệ; (3) Có trụ sở; (4) Có số lượng cơng

dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội....

Như vậy, cho tới nay Việt Nam chưa có một văn bản QPPL riêng điều

chỉnh nhóm đối tượng là HHDN nói chung, HHNH nói riêng; việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của loại tổ chức này hiện thực hiện theo những quy

định pháp luật chung về hội. Tuy nhiên, thực trạng khuôn khổ pháp luật chung

về hội cũng chưa hoàn thiện, nhiều quy định đã khơng cịn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay. Như đánh giá được nêu trong “Báo cáo tổng kết quy định pháp luật về hội” (2017), Bộ nội vụ cho rằng “Hiện nay Sắc lệnh số 102/SL/L004 được ban hành từ năm 1957 vẫn còn hiệu lực, nhiều quy định của

Sắc lệnh đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn tổ chức, hoạt động của hội đã có nhiều thay đổi trong gần 60 năm qua. Các quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền lập hội của công dân chủ yếu được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật (các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các

Thơng tư của các Bộ liên quan)”.[5]

Trong khi đó, theo nghiên cứu của tác giả, các nước theo thể chế kinh tế

thị trường đều có luật về hiệp hội kinh doanh (PTM và HHNH); nhiều quốc gia có luật riêng về HHNH đối với sản phẩm quan trọng của quốc gia như Luật về hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Luật về hiệp hội cọ dầu, Luật về hiệp hội gỗ dán Malaysia … như đã nêu trong nội dung về kinh nghiệm quốc tế ở Chương 2. Do vậy, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả kiến nghị với Nhà nước cần ban hành luật riêng điều chỉnh các HHDN, HHNH, tên của luật có thể là “Luật hiệp hội kinh doanh” (xem Phụ lục 1). Điều này cũng phù hợp với quy định của Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 (Điều 10. Các hội có mục đích kinh tế

khơng thuộc phạm vi quy định của luật này).

15 Nghị định này được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ.

55

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)