.6 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1997 2020

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

(Nguồn: VASEP, 2021)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm

2020 đạt 8,41 tỷ USD, trong đó có 05 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn là: Hoa

Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là 1,6 tỷ USD (tăng 10,4% so với năm 2019); Nhật Bản đứng thứ hai đạt 1,43 tỷ USD (giảm 1,8% so với năm 2019); vị trí thứ ba là Trung

Quốc đạt 1,18 tỷ USD (giảm 4,8%); thứ tư là thị trường EU đạt 1,09 tỉ USD

(giảm 16%); thứ 5 là Hàn Quốc đạt 771 triệu USD (giảm 1,4% ).

b) Hoạt động của VASEP:

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập thành lập ngày 12/6/1998, là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, VASEP tiến hành những hoạt động chức năng chính như:

(1) Thúc đẩy quan hệ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên, giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân, ngư dân sản xuất, cung ứng nguyên liệu;

(2) Là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan QLNN, tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước; phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp tới các cơ quan nhà nước, phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chủ trương, chính sách và các quy định pháp luật của Nhà nước;

70

(3) Thúc đẩy tiến bộ ngành hàng, vận động các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ chế biến tiên tiến, tuân thủ các quy trình sản xuất, đảm bảo ATVSTP; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và đối tác bàn bạc, thống nhất và thực thi các biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu;

(4) Tổ chức công tác XTTM, giới thiệu khách hàng, đối tác cho doanh nghiệp, phát hành Bản tin Thương mại Thuỷ sản hàng tuần, Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản hàng quý; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường, các quy định pháp luật trong lĩnh vực XNK của Việt Nam và quy định pháp lý của các đối tác nhập khẩu và cập nhật trên Cổng thông tin của hiệp hội;

(5) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành Thủy sản Việt Nam thông qua việc phối hợp với các đối tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế; chủ trì tổ chức Hội chợ Quốc tế Thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm;

(6) Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các đối tác và các tổ chức có liên quan giải quyết các vụ việc về PVTM từ các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế;

(7) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, hướng dẫn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến; tổ chức cơng tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên xây dựng và phát triển nguồn nhân lực;

(8) Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các hiệp hội, đối tác và các tổ

chức có liên quan19; chủ động, tham gia thực chất các hội nghị, hội thảo và diễn

đàn quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội, vì lợi ích của doanh nghiệp thành viên, của ngành thủy sản và của đất nước.

Thực tiễn hoạt động những năm qua, VASEP đã đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói riêng. Trong suốt chặng đường hơn 20 năm kể từ khi thành lập, VASEP đã luôn quán triệt tôn chỉ, mục đích và những chức năng được quy định trong Điều lệ của tổ chức. Ấn phẩm “VASEP 1998 - 2018 xây

dựng và phát triển”[10] được phát hành nhân kỷ niệm 20 ngày thành lập hiệp

19 Hiện nay VASEP là thành viên của Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI), Liên đoàn Thủy sản ASEAN (ASF), Hiệp hội Thủy sản Công nghiệp Singapore (SIAS)

71

hội là một bản báo cáo tồn diện, cơng phu cung cấp rất nhiều thông tin, số liệu về quá trình phát triển, thực trạng hoạt động, những thành tựu và cả những mặt còn hạn chế trong hoạt động của VASEP.

Hộp 3.2 VASEP – Thành cơng nhưng chưa hồn hảo

“Nhờ VASEP đã mở thông thị trường, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã

tăng liên tục trong nhiều năm. Có thể coi VASEP là hiệp hội ngành hàng thành công, nhưng vẫn là mơ hình chưa hoàn hảo: Thủy sản vẫn xuất thơ, chưa có thương hiệu, cạnh tranh chủ yếu bằng giảm giá, chưa chủ động phát triển đa dạng thị trường để đối phó với đối thủ cạnh tranh”.

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Danh dự VASEP Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản

(Nguồn: IPSARD, Bộ NN&PTNT, 2017)

Qua nội dung ấn phẩm, người đọc có thể tự đưa ra nhận định về kết quả hoạt động của VASEP trên các phương diện: (i) Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp thành viên; tiến hành “vận động chính sách” thúc đẩy tiến bộ ngành hàng (ii) Hoàn thiện tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động; nâng cao hiệu quả quản trị, đảm bảo cân đối tài chính; (iii) Đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao chất lượng XTTM, chủ động tham gia giải quyết các vụ việc PVTM từ thị trường nhập khẩu…

Hộp 3.3 Vấn đề tự chủ kinh phí của HHNH

“VASEP là Hiệp hội duy nhất tự đứng trên đơi chân của mình, tự xây dựng trụ sở riêng, tự trả lương cho văn phòng vài chục nhân viên, là chủ quản của một Hội chợ chuyên ngành lớn, có uy tín quốc tế của Việt nam”.

TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Danh dự VASEP Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản

(Nguồn: VASEP, 2018)

Trong lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu, VASEP cũng đạt nhiều thành tựu trong trong nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, mở rộng thị trường, nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng liên tục qua nhiều năm. Cho tới nay VASEP là HHNH duy nhất có khả năng tổ chức hội chợ chuyên ngành thường

72

niên (VIETFISH) để tạo cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành với các đối tác, khách hàng quốc tế.

Hộp 3.4 VASEP - Điển hình thành công về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Ơng Ngơ Văn Ích - Chủ tịch VASEP Nhiệm kỳ 5 (2015-2020):

“Hiệp hội VASEP được hình thành là một tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của ngành thủy sản nói riêng.

Hoạt động của Hiệp hội với sự sáng tạo, đổi mới trong tư duy, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng một cách hợp lý vào thực tiễn đã góp phần đưa ngành thủy sản phát triển thần tốc với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2000 và đã vươn lên trên 8,3 tỷ USD vào năm 2017”.[10]

Trong phần dưới đây là thông tin về hoạt động của VASEP trong việc phối hợp với các cơ quan QLNN, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình giải quyết 03 vụ việc PVTM từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản của Việt Nam gồm (i) Vụ kiện CBPG giá cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ; (ii) Vụ kiện CBPG tôm đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ; (iii) Nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU của EU đối với hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên.

Diễn biến chính và kết quả giải quyết các vụ việc tóm lược như sau [4]:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)