Khoảng trống trong tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 42)

8. Kết cấu của đề tài

1.3. Khoảng trống trong tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài

1.3.1. Nhận xét chung về các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu đã đề cập tới các khía cạnh của đề tài theo những góc độ khác nhau, trong đó đã đưa ra những luận giải và ở những mức độ nhất định với thông tin, dữ liệu minh họa. Những thông tin, dữ liệu từ những báo cáo, bài viết này sẽ được tác giả nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa và sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Cụ thể về những vấn đề sau:

25

(1) Lý luận chung về HHDN, HHNH và vai trò của những tổ chức này trong nền kinh tế thị trường trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế; một số nghiên cứu, bài viết đề cập tới cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay;

(2) Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của HHDN, HHNH và

những tồn tại, bất hợp lý trong lĩnh vực này;

(3) Một số nghiên cứu đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tổ chức HHDN, HHNH và những gợi ý cho Việt Nam;

(4) Thực trạng hoạt động của các HHDN, HHNH trong thúc đẩy xuất

khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, những kết quả đạt được,

những tồn tại, hạn chế và một số kiến nghị giải pháp.

Trong các tài liệu và báo cáo nghiên cứu trong nước nêu trên, báo cáo kết quả điều tra XHH về thực trạng hoạt động của HHDN, HHNH do Phòng

TM&CN Việt Nam thực hiện (2013) và Báo cáo điều tra XHH của Bộ Nội vụ (2017), cùng hồ sơ trình Dự thảo “Luật về hội” (2017) là những tài liệu tham khảo quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận án này.

1.3.2. Nhận xét chung về các nghiên cứu ngoài nước

(1) Những nghiên cứu nêu trên đã cung cấp kiến thức nền tảng về HHDN, HHNH trong nền kinh tế thị trường với kinh nghiệm phong phú về tổ chức, hoạt

động của HHDN, HHNH tại các quốc gia phát triển, cũng như đang phát triển;

(2) Quản trị HHDN, HHNH là nội dung được nhiều báo cáo nghiên cứu

đề cập với nhiều mơ hình quản trị, cùng những đánh giá, phân tích sâu sắc của

các chuyên gia phản ánh những ưu điểm, hạn chế của từng mơ hình. Trên cơ sở

đó các tác giả đưa ra những giải pháp đổi mới hoạt động quản trị HHDN phù

hợp với xu hướng thị trường hiện đại;

(3) Một số nghiên cứu đã cung cấp những thực tiễn tốt về vai trò của HHNH trong hoàn thiện thể chế, ban hành và thực thi chính sách, thúc đẩy sự tiến bộ của ngành hàng; vai trò của một số HHNH nông nghiệp trong thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nơng sản.

Trong các tài liệu nước ngồi nêu trên, cuốn sách của Markus Pilgrim and Ralf Meier (1995) về hệ thống Phòng thương mại, tài liệu “Hội thảo bàn tròn

26

thực tiễn tốt trong quản trị HHNH đã gợi ý cho tác giả những ý tưởng then chốt

để xác định nội dung nghiên cứu, cách tiếp cận hệ thống góp phần khẳng định “tính mới”, cùng những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án này.

1.3.3. Nhận diện khoảng trống trong tổng quan tình hình nghiên cứu

(1) Các nghiên cứu chưa luận giải thỏa đáng về tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển HHDN, HHNH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam;

(2) Những đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động của HHNH trong báo cáo vẫn ảnh hưởng nhiều bởi tư duy quản lý nhà nước (như

nâng cao nhận thức về HH, tăng cường hỗ trợ từ nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…). Các giải pháp phần nhiều mang tính “bù đắp” cho những hạn chế, yếu kém của thực trạng mà ít thể hiện một tư duy tổng thể, dựa trên một

“Triết lý về hiệp hội ngành hàng”. Nghiên cứu của VCCI đưa ra Bộ chỉ số đánh giá năng lực HHDN khá tồn diện, tuy nhiên đó là phương pháp “scan” khá phức tạp, thêm vào đó Cơ quan soạn thảo khuyến nghị tất cả các nhóm chủ thể trong HHNH (từ Ban chấp hành, Ban lãnh đạo, Cán bộ văn phòng, hội viên hiệp hội) sử dụng cùng một Bộ công cụ để “tự đánh giá thực trạng năng lực” của HH

là đề nghị rất ít tính khả thi4;

(3) Các nghiên cứu khi phân tích “cơ hội” và “thách thức” đối với xuất

khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế chưa phân

định rõ sự khác biệt giữa vai trò tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu và các

HHNH nơng sản, vì vậy chưa làm rõ sứ mạng của HHNH trong khai thác cơ hội, giải quyết thách thức để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản;

(4) Các nghiên cứu chưa đề cập tới những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động của HHNH có thể dẫn tới hệ quả tiêu cực về hạn chế cạnh tranh, thao túng

giá cả hay “nhóm lợi ích” trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án đã tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài, đánh giá những kết quả có thể kế thừa và xác định những khoảng trống

27

nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả định hướng, xác định nội dung nghiên cứu mà luận án cần giải quyết, đảm bảo tính mới trong nghiên cứu với những đóng góp khoa học về mặt lý luận và thực tiễn.

Hội của các tổ chức kinh tế (Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng) là những chủ thể của nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam, do những hoàn cảnh lịch sử, HHDN, HHNH mới thực sự có điều kiện phát triển kể từ khi thực hiện

chính sách “Đổi mới”, chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền

kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, hướng tới xây dựng nền kinh tế thị

trường hiện đại, theo định hướng XHCN. Trải qua một quãng thời gian phát

triển chưa dài, do vậy trong những năm vừa qua, số lượng các HHNH ở nước ta mặc dù đã tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên năng lực hoạt động của hầu hết các HHDN, HHNH còn nhiều mặt hạn chế. Thực trạng đó đã được phản ánh, phân tích trong một số nghiên cứu của các tác giả trong nước thời gian gần đây với

những góc nhìn và quan điểm khác nhau, do vậy các tác giả nghiên cứu đã có những đề xuất giải pháp khác nhau.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, từ quan điểm

nghiên cứu của mình, trong luận án này tác giả tập trung vào 3 nhóm nội dung chính, bao gồm (i) Những vấn đề lý luận về HHNH và đổi mới HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu; một số kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam,

(ii) Thực trạng hoạt động của các HHNH; nghiên cứu điển hình một số HHNH gắn với những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế; (iii) Hội nhập kinh tế quốc tế và những cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam; những giải pháp đổi mới hoạt động của các HHNH góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà trọng tâm là thực thi các FTAs.

Những nội dung này sẽ được phân tích và giải quyết trong những chương tiếp sau của luận án.

28

Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)