Thực trạng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt động của hiệp HHNH

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 72)

3.1 .Thực trạng chính sách và khn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

3.2. Thực trạng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt động của hiệp HHNH

3.2.1. Số lượng hiệp hội ngành hàng

Khơng có số liệu thống kê chính xác về số lượng HHNH cả ở phạm vi

toàn quốc và cấp địa phương. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng hợp từ các nguồn, cả

nước hiện có khoảng 170 HHNH đang hoạt động, trong đó có hơn 30 HHNH

hoạt động trên phạm vi toàn quốc, gần 140 HHNH cấp tỉnh hoặc vùng (Miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...). Trong các HHNH hoạt động trên phạm vi toàn quốc, Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) được thành lập năm 1998, đó là

HHNH đầu tiên. Đến nay cả nước đã có trên 30 HHNH cấp quốc gia như Hiệp

hội Thủy sản, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Da giầy, Hiệp hội Gốm sứ, Hiệp hội Rau quả, Hiệp hội Cà phê, Ca cao, Hiệp hội Cao su, Hiệp Hội Hồ tiêu, Hiệp hội chăn ni [5]... Trong đó nhiều HHNH đã phát huy vai trị tích cực đối với sự phát triển ngành hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội chế biến Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Dệt may...

3.2.2. Quy mơ hội viên

Các HHNH có quy mơ hội viên rất khác nhau, Hiệp hội Dệt - May Việt Nam có 820 hội viên, Hiệp hội chủ tầu Việt Nam chỉ có 43 hội viên. Các HHNH

ở những ngành hàng xuất khẩu chủ lực đều có số lượng hội viên tương đối đơng như VASEP có 260 hội viên, VIFOREST có 195 hội viên... Nhiều HHNH còn

thành lập chi nhánh, câu lạc bộ trực thuộc. Đặc biệt một số HH đặc thù có cả hội viên là tổ chức doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thì số lượng hội viên rất lớn

như Hội chăn ni Việt Nam có tới trên 18.000 hội viên (các doanh nghiệp và

các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại).

Bảng 3.1 Số lượng hội viên của một số Hiệp hội ngành hàng

STT Tên Hiệp hội ngành hàng

Năm thành lập Số hội viên Website: www

1 Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) 2001 820 .vietnamtextile.org.vn 2 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

sản Việt Nam (VASEP)

56

3 Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam 2000 195 .vietfores.org.vn 4 Hiệp hội Rượu bia - nước giải khát 2001 125 .vba.com.vn 5 Hiệp hội doanh nghiệp điện tử 2000 115 .veia.org.vn 6 Hiệp hội da giầy Việt Nam 1990 137 .lefaco.org.vn 7 Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam 1991 82 .vppa.vn 8 Hiệp hội công nghiệp kỹ thuật điện 1990 75 .velina.org.vn 9 Hiệp hội thép Việt Nam 2001 103 .vsa.com.vn 10 Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam 1990 146 .vicofa.org.vn 11 Hiệp hội lương thực Việt Nam 1989 126 .vietfood.org.vn 12 Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam 2001 134 .peppervietnam.com 13 Hiệp hội điều Việt Nam 1990 117 .vinacas.com.vn 14 Hiệp hội rau quả Việt Nam 2001 78 .vinafruit.com 15 Hiệp hội cao su Việt Nam 2002 127 .vra.com.vn 16 Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam 2007 216 .hiphoibanle.co.vn 17 Hội chăn nuôi Việt Nam (200 tổ chức

+ 18.000 hộ sản xuất)

1991 18.000 .hoichannuoi.vn

18 Hiệp hội Logistics Việt Nam 1993 1.200 .vla.com.vn

19 Hiệp hội chủ tầu Việt Nam 1994 43 .vietshipowner.org.vn 20 Hiệp hội Nhựa Việt Nam 2008 125 .vpas.vn

21 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 1994 65 .vnba.org.vn 22 Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 1999 76 .iav.vn

57

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), các HHNH trong cả

nước thu hút được khoảng trên 7000 hội viên, trên tổng số 750.000 doanh

nghiệp16 (khoảng 1%). Điều đó cho thấy các HHNH chưa đủ hấp dẫn sự quan tâm của các doanh nghiệp. Báo cáo điều tra xã hội học năm 2013 của Phòng

TM&CN Việt Nam cho thấy, có tới 70% các doanh nghiệp được hỏi không muốn tham gia hiệp hội[25]. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ nội vụ - Cơ quan QLNN về hội thì những doanh nghiệp có quy mơ lớn, hoạt động ổn định, đã được thành lập hơn 10 năm thường quan tâm và tham gia HHDN nói chung và

các HHNH phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của mình; trong khi đó các doanh nghiệp mới thành lập hoặc quy mơ nhỏ thường ít quan tâm tham gia [20].

Hình 3.2 Lý do doanh nghiệp không (chưa) tham gia hiệp hội

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Ngun nhân của tình trạng trên có thể do nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của HHNH chưa đầy đủ, nhưng nguyên nhân chính là do hiệu quả hoạt

động của các HHNH còn nhiều hạn chế, HHNH chưa trở thành “ngôi nhà chung” của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, chưa đem lại những “giá

trị gia tăng”, những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thành viên.

3.2.3. Phương thức hoạt động của HHNH

Các HHNH là tổ chức phi chính phủ, được thành lập trên nguyên tắc “tự nguyện, tự chủ trong hoạt động, tự trang trải chi phí”. Điều đó địi hỏi các HHNH phải chủ động và độc lập quyết định phương thức hoạt động của tổ chức mình như tự chủ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, dân chủ lựa chọn nhân sự lãnh đạo

(Ban chấp hành, Chủ tịch, Tổng thư ký, Trưởng ban kiểm soát); quyết định cơ

58

cấu tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống quy chế làm việc, cơ chế ra quyết định và thực thi quyết định; chế độ kiểm tra, báo cáo; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trước Đại hội, Hội nghị thường niên và kiến nghị, yêu cầu của doanh nghiệp thành viên.

Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các HHNH còn rất thụ động, lúng túng

trong khi thực hiện các hoạt động này. Chẳng hạn hầu hết lãnh đạo các HHNH

đề là “cựu quan chức” (cá biệt có cả quan chức đương nhiệm) của các cơ quan nhà nước có liên quan tới ngành hàng. Vì thế, HHNH tự làm mất vị thế độc lập

của tổ chức mình, ảnh hưởng bởi tư duy quản lý nhà nước, bị “hành chính hóa”. Theo kết quả điều tra xã hội học của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), có tới 31% doanh nghiệp được hỏi cho rằng HHNH do nhà

nước thành lập và chịu sự quản lý ngành[30].

Trong khảo sát đối với các HHNH trong lĩnh vực nông nghiệp (07 hiệp hiệp hội), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) năm

2017 cũng cho biết nhiều HHNH hoạt động như “cánh tay nối dài” của cơ quan

QLNN, ít quan tâm tới các vấn đề chiến lược của ngành, vai trò của HHNH đối

với sự phát triển ngành hàng mờ nhạt, chưa mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hội viên. Cá biệt, cũng có HHNH như VASEP đã có phương thức hoạt

động phù hợp, thực hiện tốt chức năng của hiệp hội, mang lại lợi ích thiết thực

cho hội viên và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của ngành hàng17.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)