.3 Đánh giá về hiệu quả tham gia xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 79)

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Mặc dù chưa có đánh giá toàn diện về chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách của các HHDN, tuy nhiên phân tích về mặt lý thuyết sự tham gia có thể ở 3 cấp độ:

(i) Tham gia “bị động”, HHDN nhận được văn bản xin ý kiến, kèm theo

dự thảo chính sách, văn bản QPPL thì giao cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu

(thường là ban pháp chế), xin ý kiến các bộ phận có liên quan rồi dự thảo văn

bản trả lời, cách làm này chất lượng đóng góp khơng cao;

(ii) Tham gia “chủ động”, đối với những chính sách, dự thảo văn bản

64

quan tâm của Ban lãnh đạo HHNH, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” thì sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, HHNH có thể tổ chức hội thảo hoặc tham gia các hội thảo do cơ quan chức năng nhà nước tổ chức, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, ý kiến đóng góp của HHDN (ủng hộ, góp ý sửa chữa, bổ sung; hoặc ý kiến phản biện). Với cách làm này, văn bản đóng góp ý kiến của HH có chất lượng cao, hữu ích đối với cơ quan soạn thảo;

(iii) Đề xuất “sáng kiến chính sách” liên quan tới ngành hàng, đây là cấp

độ cao nhất, thể hiện điển hình cho chức năng “vận động chính sách” (policy

advocacy) của các HHNH (Trade/Sector/ Industry Associations), rất phổ biến tại các nền kinh tế thị trường phát triển. Thông thường, các “sáng kiến” này thường do một doanh nghiệp hàng đầu, hoặc “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” của ngành

hàng đề xuất và hỗ trợ tích cực cho HHNH thực hiện việc vận động chính sách.

Do vậy, những đề xuất này có thể hướng tới lợi ích cục bộ, mong muốn tạo lợi

thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành hàng. Vì thế, để đảm bảo lợi

ích xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá khách quan, cẩn trọng đối với những đề xuất này. Thực tế ở Việt Nam, việc các HHNH đưa ra sáng kiến

chính sách là chưa phổ biến.

3.3.3.3. Cung cấp dịch vụ cho hội viên

Các HHNH đều chú trọng chức năng cung cấp dịch vụ cho hội viên thông

qua các hoạt động như phổ biến chính sách, văn bản QPPL có liên quan tới ngành hàng; cung cấp thông tin thị trường; đào tạo, tập huấn; xúc tiến thương

mại, tham gia hội chợ, triển lãm; giám sát chính sách chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tăng cường liên kết quốc tế; tư vấn các vấn đề pháp lý cho hôi viên; tham gia hỗ trợ giải quyết các vụ kiện, tranh chấp quốc tế... Các dịch vụ cung cấp cho hội viên có thể là miễn phí hoặc có thu phí.

Quan điểm chung các HHNH đều cho rằng, cung cấp dịch vụ là nhiệm vụ trung tâm của hiệp hội, nguồn thu từ dịch vụ là nhân tố quan trọng trong dài hạn

đảm bảo cho HHNH hoạt động ổn định, hiệu quả. Do vậy, nhiều HHNH đang

tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dần các dịch vụ miễn phí sang có thu phí, nhất là những dịch vụ gắn với tính đặc thù của ngành hàng; giải

pháp “thuê ngoài” (outsourcing) đối với chuyên gia, lao động chuyên môn cũng đang được sử dụng ngày càng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ chất lượng cao

65

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ hội viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả điều tra xã hội học của Bộ nội vụ 2017 cho thấy có 58,1% số người được hỏi cho rằng HHDN chưa thực sự đại diện và bảo vệ quyền lợi hội viên;

57,8% cho rằng chất lượng thông tin tư vấn chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)