Chính sách về hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 67)

3.1 .Thực trạng chính sách và khn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

3.1.2. Chính sách về hiệp hội ngành hàng

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó”. Như vậy, có thể hiểu chính

sách về HHNH là những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển HHNH trong một giai đoạn phát triển của đất nước.

Theo tìm hiểu của tác giả, cho tới nay Việt Nam chưa ban hành một chính

sách riêng về phát triển HHNH, những quy định liên quan tới HHNH được đề

cập trong các chính sách chung về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, phát triển các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nâng cao vai trò của các hiệp hội kinh doanh trong phát triển kinh tế. Trong thực tế, nhà nước có thể thông qua các tổ chức HHDN, HHNH để chuyển tải chủ trương, chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp; hướng dẫn, vận động thực thi chính sách một cách linh hoạt và hiệu quả mà không cần thiết phải sử dụng tới các phương thức quản lý hành chính.

Một số chính sách cần nghiên cứu như sau:

- Năm 1990 Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 08B-

52

(Khóa VI) về đổi mới cơng tác quần chúng, trong đó xác định “Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp

hài hịa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân”; “Các hội nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị... là những tổ chức tự nguyện của quần chúng trong từng ngành nghề, từng mặt đời sống... thực hiện nguyên tắc tự quản, tự lựa chọn cán bộ của mình”.

- Đại hội tồn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016 xác định những giải

pháp cụ thể “Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”, “Tiếp tục thể chế hoá và cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đồn kết tồn dân tộc;

hồn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trị của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”.

- Tiếp tục định hướng đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định

“Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh

tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hồn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế”.14

Từ những định hướng trên có thể khẳng định, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam là tiền đề hình thành các điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội cho sự phát triển của các HHDN, HHNH. Tuy nhiên, cho tới nay

chưa có một văn bản chính sách riêng của Đảng và Nhà nước về chủ trương phát

triển các hiệp hội kinh tế. Điều này này đã hạn chế việc phát huy vai trị tích cực của loại hình tổ chức này trong đời sống kinh tế thời gian qua.

Theo quan điểm của tác giả, các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu cần tham mưu, đề xuất để sớm ban hành một văn bản chính sách ở cấp quốc gia (có

thể là một Nghị quyết của BCH Trung ương) về phát triển và nâng cao vai trị của HHDN nói chung, HHNH nói riêng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất

nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

53

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)