.Thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

3.1 .Thực trạng chính sách và khn khổ pháp luật về hiệp hội ngành hàng

3.3.1 .Thực trạng nguồn nhân lực

3.3.1.1. Lãnh đạo hiệp hội ngành hàng

Hiện nay tại hầu hết các HHNH là Ban lãnh đạo chủ yếu là nhân sự kiêm nhiệm, thường là quan chức các bộ ngành, cơ quan quản lý lĩnh vực hoạt động

của HH hoặc là chủ tịch HHQT, tổng giám đốc các doanh nghiệp lớn trong

ngành (DNNN đã cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp thuộc Khu vực tư). Tuy nhiên, cũng có một số vị trí chủ chốt như Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực,

Tổng Thư ký là những nhân sự chuyên trách có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm với ngành hàng (thường là lãnh đạo bộ, lãnh đạo DNNN đã nghỉ hưu) [30].

59

Thực trạng đó tạo những lợi thế nhất định cho hoạt động của HHNH, nhất là khi có cơng việc liên quan tới các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng đó cũng tạo những khó khăn cho HH, đó là những nhân sự kiêm nhiệm

thường giữ trọng trách tại tổ chức họ đang làm việc nên ít có thời gian đầu tư

hoạch định chiến lược, chương trình dài hạn cho HH, cũng như ít quan tâm, tham gia chỉ đạo các công việc điều hành tại HH. Đối với những nhân sự lãnh đạo chuyên trách, đa phần là cán bộ nghỉ hưu, tuổi đã cao, nhiều người mang theo tư duy, phương pháp làm việc của cơ quan hành chính nhà nước điều đó

phần nào ảnh hưởng tới “văn hóa tổ chức” của HH, cản trở tư duy chủ động,

sáng tạo, chuyên nghiệp trong bộ máy điều hành hiệp hội.

3.3.1.2. Cấp quản lý trung gian và chuyên viên

Mặc dù đội ngũ này đa phần là người còn trẻ, được tuyển dụng mới, tuy nhiên nhiều người có tâm lý khơng thiết tha, gắn bó lâu dài mà sẵn sàng rời bỏ

HH khi có cơ hội nghề nghiệp mới. Các HHNH có ít hội viên hoặc HHNH cấp

tỉnh, một người phải đảm nhiệm nhiều việc, lương thấp, thiếu kinh phí hoạt động nên càng khó tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao, có chun mơn phù hợp.

Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng quản lý, điều hành hoạt động của HH và cung

cấp dịch vụ cho hội viên [30].

3.3.2. Nguồn thu tài chính, kinh phí hoạt động

Về mặt pháp lý, các HHNH là các NGOs, phải hoạt động theo nguyên tắc

“Tự trang trải kinh phí hoạt động, và phi lợi nhuận”. Tuy nhiên thực tế hiện nay,

chỉ một vài HHNH có số lượng hội viên lớn, gắn với ngành hàng có giá trị sản

lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn là có thể tự cân đối được kinh phí hoạt động. Đa phần các HHNH cịn lại đều gặp khó khăn về nguồn thu tài chính; nhiều

HHNH trơng chờ vào hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc các khoản tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Theo quy định hiện nay, nguồn thu của các HHNH gồm:

(i)Thu phí hội viên (lệ phí tham gia, hội phí thường niên); (ii) Thu từ thực hiện chương trình, dự án do nhà nước giao; (iii) Thu từ cung cấp dịch vụ cho hội viên;

(iv) Tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

60

Do thơng tin về tình hình tài chính của tổ chức luôn rất nhạy cảm, nên những số liệu thu thập qua điều tra xã hội học về vấn đề này thường không phản

ánh đúng thực trạng. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo kết quả khảo sát năm 2013

của VCCI, theo đó các HHDN có cơ cấu nguồn thu như sau: (i) Thu phí hội viên khoảng 40%; (ii) Thu từ chương trình, dự án do nhà nước giao khoảng 10-15%; (iii) Thu từ cung cấp dịch vụ cho hội viên khoảng 25-30%; (iv) Tiền hỗ trợ từ ngân sách khoảng 10%; (iv) Tiền tài trợ từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

trong nước và quốc tế khoảng 5-10%.[15] So sánh với kết quả khảo sát của

VUSTA, (i) Thu hội phí 22%; (ii) Thu từ cung cấp dịch vụ 39%; (iii) Tài trợ của

nhà nước 10%; (iv) Tài trợ quốc tế 13%; (v) Tài trợ của DN thuộc HH hoặc tổ

chức khác 16% [30].

Hình 3.3 Nguồn thu tài chính của Hiệp hội doanh nghiệp

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Hơn nữa, vấn đề lớn nhất là các nguồn thu đó khơng đảm bảo cân đối cho

nhu cầu chi của HH. Theo báo cáo Đề tài cấp bộ 2008, các HHNH phải dành 78,7% tổng thu để chi lương và duy trì bộ máy thường trực , phần cịn lại mới

phân bổ cho các hoạt động chức năng (11,5% chi XTTM, 10% cho các hoạt

động khác).[5] Thực trạng chỉ dành khoảng 20% nguồn lực tài chính cho các

hoạt động chức năng dẫn đến hiệu quả hoạt động của HHNH bị hạn chế, khơng

đem lại những lợi ích thiết thực, đáp ứng nhu cầu của hội viên, không thực hiện được mục đích của tổ chức.

Đảm bảo nguồn thu tài chính bền vững là thách thức lớn nhất của các

HHNH, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn tài trợ khác từ bên ngồi sẽ ngày càng giảm. Vì vậy HHNH phải hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu

61

quả. Trong đó HHNH cần phải đặc biệt chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, bởi vì về lâu dài “nguồn thu từ cung cấp dịch vụ” là nguồn thu quan trọng nhất; đồng thời cung cấp dịch vụ chất lượng cao, hữu ích cho hội viên là phương thức hiệu quả để kết nối, gắn bó mối quan hệ giữa các doanh

nghiệp thành viên với tổ chức hiệp hội của mình.

3.3.3. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HHNH 3.3.3.1. Chức năng đại diện cho hội viên: 3.3.3.1. Chức năng đại diện cho hội viên:

Các HHNH là tổ chức đại diện để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích hợp pháp và

chính đáng của hội viên trong các quan hệ với cơ quan nhà nước, với các đối

tác, tổ chức xã hội dân sự có liên quan. Đối với các HHNH hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, những khó khăn vướng mắc thường liên quan tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền, cơ quan QLNN địa phương trong tiếp cận

đất đai, mặt bằng tổ chức sản xuất; xây dựng, quy hoạch; tham gia các chương

trình, dự án phát triển; thực hiện chính sách thuế, hồn thuế GTGT; tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giải quyết các tranh chấp kinh doanh; chính sách lao động, bảo hiểm xã hội, cơng đồn... Trong chức năng đại diện cho lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên, HHNH có vị thế “chính danh” (legitimacy) đưa ra đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước hữu quan nhằm giải quyết các vướng mắc bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp. Sự tham gia thực chất, cơng tâm của HHNH có sức mạnh và hiệu quả vượt trội so với sự phản ứng đơn lẻ, bức xúc của một doanh nghiệp, điều đó vừa thúc đẩy được lợi ích chính đáng của hội viên, vừa góp phần giảm thiểu tình trạng tiêu cực, tham nhũng của bộ máy hành chính [1].

Thời gian qua, các HHNH hoạt động trong phạm vi cả nước đã thể hiện

khá tốt vai trò đại diện, là tiếng nói chung của ngành hàng đưa ra những kiến nghị về chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của hội viên. Có thể kể tới những điển hình như Hiệp hội thủy sản

(VASEP) đã tích cực tham gia các giải quyết các vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng tôm, cá basa xuất khẩu, tham gia tháo gỡ “thẻ vàng IUU” của EU liên quan tới xác minh nguồn gốc sản phẩm đánh bắt hợp pháp và gần đây nhất là kiến nghị về phương pháp tính Thuế TNDN đối với sản phẩm thủy sản chế biến. Hội chăn ni (AHAV) đã có nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ hội

62

nhất là tích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai

đoạn 2021 - 2030. Hiệp hội đồ gỗ và lâm sản (VIFOREST) đã tổ chức nhiều hội

thảo, hội nghị tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới

lĩnh vực chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản, đảm bảo hài hòa lợi ích, vừa đáp ứng các quy định quốc tế trong thương mại sản phẩm gỗ, đồng thời bảo vệ lợi

ích của doanh nghiệp trong nước[23]. Ở các địa phương, các HHDN tỉnh cũng

đã quan tâm tập hợp những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kiến nghị với các cơ quan có liên

quan hoặc đưa ra tại các buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp hàng năm (Thanh Hóa, Trà Vinh, Thanh Hóa, Đắc Lắc....).

Bảng 3.2 Chất lượng hoạt động của HHNH

TT Đánh giá chất lượng thực hiện chức năng Tốt Khá

Trung

bình Yếu Khó trả lời

1

Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan tới chức năng, nhiệm vụ

của HH 35 42 15 3 5

2 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hiệp hội, của hội viên

31 40 18 4 7

3 Thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các thành viên, hòa giải tranh chấp nội bộ

20 37 26 2 5

4 Phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, đào tạo, tập huấn kỹ năng cho hội viên

20 44 25 3 8

5 Đoàn kết tập hợp hội viên, phát triển nghề nghiệp

27 33 24 5 11

6 Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ hội viên áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại

14 29 32 7 18

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Đánh giá tổng quan thời gian qua các HHNH đã có những cố gắng bảo vệ

lợi ích hợp pháp của các hội viên, theo Báo cáo điều tra xã hội học 2017 của Bộ Nội vụ về thực hiện chức năng “đại diện cho doanh nghiệp thành viên” có tới 77% ý kiến đánh giá ở mức “tốt” (35%) và “khá) (42%). [20] Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến đánh giá HHNH chưa làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ lợi

63

ích chính đáng của hội viên, đặc biệt là trong những vụ việc tranh chấp kinh doanh, thương mại [25].

3.3.3.2. Vận động chính sách, phát triển ngành hàng

HHNH với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực sẽ phản ánh tới các cơ quan QLNN các vấn đề chung liên quan tới ngành hàng. Trong thời gian qua, các HHNH đã tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành nhiều chính sách, văn bản QPPL về kinh tế nói chung, các văn bản trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng nói riêng.

Bảng 3.3 Đánh giá về hiệu quả tham gia xây dựng chính sách

(Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Mặc dù chưa có đánh giá tồn diện về chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách của các HHDN, tuy nhiên phân tích về mặt lý thuyết sự tham gia có thể ở 3 cấp độ:

(i) Tham gia “bị động”, HHDN nhận được văn bản xin ý kiến, kèm theo

dự thảo chính sách, văn bản QPPL thì giao cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu

(thường là ban pháp chế), xin ý kiến các bộ phận có liên quan rồi dự thảo văn

bản trả lời, cách làm này chất lượng đóng góp khơng cao;

(ii) Tham gia “chủ động”, đối với những chính sách, dự thảo văn bản

64

quan tâm của Ban lãnh đạo HHNH, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” thì sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, HHNH có thể tổ chức hội thảo hoặc tham gia các hội thảo do cơ quan chức năng nhà nước tổ chức, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, ý kiến đóng góp của HHDN (ủng hộ, góp ý sửa chữa, bổ sung; hoặc ý kiến phản biện). Với cách làm này, văn bản đóng góp ý kiến của HH có chất lượng cao, hữu ích đối với cơ quan soạn thảo;

(iii) Đề xuất “sáng kiến chính sách” liên quan tới ngành hàng, đây là cấp

độ cao nhất, thể hiện điển hình cho chức năng “vận động chính sách” (policy

advocacy) của các HHNH (Trade/Sector/ Industry Associations), rất phổ biến tại các nền kinh tế thị trường phát triển. Thông thường, các “sáng kiến” này thường do một doanh nghiệp hàng đầu, hoặc “nhóm doanh nghiệp hạt nhân” của ngành

hàng đề xuất và hỗ trợ tích cực cho HHNH thực hiện việc vận động chính sách.

Do vậy, những đề xuất này có thể hướng tới lợi ích cục bộ, mong muốn tạo lợi

thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành hàng. Vì thế, để đảm bảo lợi

ích xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá khách quan, cẩn trọng đối với những đề xuất này. Thực tế ở Việt Nam, việc các HHNH đưa ra sáng kiến

chính sách là chưa phổ biến.

3.3.3.3. Cung cấp dịch vụ cho hội viên

Các HHNH đều chú trọng chức năng cung cấp dịch vụ cho hội viên thông

qua các hoạt động như phổ biến chính sách, văn bản QPPL có liên quan tới ngành hàng; cung cấp thông tin thị trường; đào tạo, tập huấn; xúc tiến thương

mại, tham gia hội chợ, triển lãm; giám sát chính sách chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tăng cường liên kết quốc tế; tư vấn các vấn đề pháp lý cho hôi viên; tham gia hỗ trợ giải quyết các vụ kiện, tranh chấp quốc tế... Các dịch vụ cung cấp cho hội viên có thể là miễn phí hoặc có thu phí.

Quan điểm chung các HHNH đều cho rằng, cung cấp dịch vụ là nhiệm vụ trung tâm của hiệp hội, nguồn thu từ dịch vụ là nhân tố quan trọng trong dài hạn

đảm bảo cho HHNH hoạt động ổn định, hiệu quả. Do vậy, nhiều HHNH đang

tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dần các dịch vụ miễn phí sang có thu phí, nhất là những dịch vụ gắn với tính đặc thù của ngành hàng; giải

pháp “thuê ngoài” (outsourcing) đối với chuyên gia, lao động chuyên môn cũng đang được sử dụng ngày càng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ chất lượng cao

65

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ hội viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả điều tra xã hội học của Bộ nội vụ 2017 cho thấy có 58,1% số người được hỏi cho rằng HHDN chưa thực sự đại diện và bảo vệ quyền lợi hội viên;

57,8% cho rằng chất lượng thông tin tư vấn chưa cao.

Bảng 3.4 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHNH

TT Đánh giá về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HHDN Tỷ lệ đồng ý (%) 1 2 3 4 5 6

Chưa thực sự đại diện và bảo vệ lợi ích hội viên Tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp chưa chuẩn xác Cung cấp thông tin thị trường, giá cả chưa kịp thời Tập huấn, đào tạo kỹ năng chưa kịp thời, đầy đủ Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn hạn chế Hỗ trợ DN hội viên tiếp cận thị trường chưa hiệu quả

58,1 57,8 36,5 31,2 26,5 23,2 (Nguồn: Bộ nội vụ, 2017)

Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó chất lượng nhân sự là nguyên nhân quan trọng. Báo cáo khảo sát của Bộ nội vụ 2017 cho thấy 86,4% số người được hỏi cho rằng các HHDN thiếu cán bộ có năng lực cần

thiết; 81,6% cho rằng chưa có bộ phận chuyên trách về phá chế; sự phối hợp giữa các cơ quan chưa hiệu quả.

Hình 3.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

66

Bên cạnh đó cịn có tình trạng các doanh nghiệp thiếu tinh thần hợp tác, cạnh tranh không lành mạnh, phổ biến nhất nhất là trong hoạt động xuất khẩu;

chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong sử dụng dịch vụ của HH cung cấp;

tình trạng thiếu kinh phí để đảm bảo các hoạt động cũng là một nguyên nhân

quan trọng [5].

3.4. Nghiên cứu điển hình về thực trạng hoạt động của các HHNH trong đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam

3.4.1. Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, ngành nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước, là

“bệ đỡ” cho nền kinh tế trước những “cú sốc” do ảnh hưởng từ khủng hoảng

kinh tế, tài chính khu vực và tồn cầu. Những năm qua, ngành nông nghiệp cung cấp nguồn hàng lớn cho xuất khẩu, nông sản Việt Nam hiện có mặt trên thị

trường của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường có

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)