Điều 258 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 32 - 34)

diễn biến của quá trình xét xử, BLTTHS cho phép bị cáo và người bào chữa được xem biên bản phiên tòa và yêu cầu sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.

- Được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Khi bị cáo cho rằng bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án khơng phù hợp với thực tế, không phù hợp với pháp luật hoặc quyết định hình phạt nặng hơn so với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội thì bị cáo có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bản bản án, quyết định của Tòa án được niêm yết hoặc bị cáo nhận được bản án, quyết định của Tòa án để yêu cầu xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị cáo có quyền khiếu nại đến Viện trưởng VKS hoặc Chánh án Tịa án có thẩm quyền về quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định về những trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa tại Điều 77. Theo đó, quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa thuộc về người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội. Và để bảo đảm tốt nhất quyền của người bị buộc tội thì luật cũng quy định trong mọi trường hợp đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà khơng thể tự mình bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. BLTTHS cũng loại trừ trường hợp người bị buộc tội bị ép, bị đe dọa từ phía người tiến hành tố tụng nên buộc phải từ chối người bào chữa khi người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp họ để xác nhận việc từ chối. Trường hợp chỉ định người bào chữa thì người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

2.1.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa và các trường hợp bắtbuộc phải có người bào chữa buộc phải có người bào chữa

Quyền nhờ người khác bào chữa là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS. Nhờ người khác bào chữa cũng là hình thức nhờ giúp đỡ về mặt pháp lý cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa cho bản thân họ khi họ không đủ khả năng, kiến thức pháp luật, điều kiện để tự thực hiện quyền bào chữa hoặc trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp cho các hoạt động TTHS. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho họ thực hiện quyền này thông qua người khác - người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có một chương riêng quy định về bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Trong đó quy định người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa27. BLTTHS năm 2015 đã quy định địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, điều đó đã đảm bảo hơn nữa quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Để bảo đảm quyền được bào chữa cho đối tượng được trợ giúp pháp lý thì Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định: Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước và Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội28. BLTTHS năm 2015 cũng quy định tiêu chuẩn của Bào chữa viên nhân dân vào trong luật nhằm đảm bảo cho việc bào chữa có chất lượng.

Người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý29. Tuy nhiên, Điều 16 BLTTHS lại quy định: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Như vậy, theo quy định này thì bất kỳ ai có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khơng phải là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 32 - 34)