Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư 31 Khoản 4 Điều 72 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 35 - 37)

Quyền bào chữa của bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người bào chữa, hai quyền này có thể song song tồn tại mà khơng loại trừ lẫn nhau. Bị cáo có thể tự thực hiện quyền bào chữa cho bản thân đồng thời có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình, thậm chí có quyền nhờ nhiều người bào chữa cho mình và trong trường hợp đã nhờ người khác bào chữa thì vẫn có quyền tự bào chữa cho mình và cũng có quyền phủ nhận nội dung bào chữa của người bào chữa cho mình.

Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 của BLTTHS năm 2015, cụ thể là:

Về quyền của người bào chữa:

- Người bào chữa được gặp và hỏi người bị buộc tội. Người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo32. Đây là quy định tiến bộ nhằm bảo đảm tốt nhất quyền bào chữa cho người bị buộc tội thì người bào chữa được gặp người bị buộc tội ngay từ thời điểm đầu tiên của vụ án là ngay khi người bị buộc tội bị bắt, bị giữ có mặt tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (người bào chữa được gặp thân chủ sớm hơn so với BLTTHS năm 2003 - Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can và sớm nhất là từ khi có quyết định tạm giữ - Khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2003). Trong mọi giai đoạn tố tụng, người bào chữa đều có quyền được gặp người bị buộc tội để trao đổi những vấn đề liên quan đến vụ án, liên quan đến việc bào chữa. Hoạt động này giúp cho người bào chữa có thể nắm bắt được đầy đủ các tình tiết của vụ án, các đặc điểm về nhân thân và diễn biến tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của người được bào chữa. Trên cơ sở đó người bào chữa mới thu thập được những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ tội để bào chữa cho người bị buộc tội, cho bị cáo. Qua gặp gỡ, trao đổi, người bào chữa giải thích những vấn đề về pháp luật và cũng có thể tác động đến người bị buộc tội để họ có thái độ khai báo tốt hơn để được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sự có mặt của người bào chữa trong 32. Điểm d khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015.

các hoạt động tố tụng này là vơ cùng quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bởi nó củng cố tinh thần, ổn định tâm lý cho người bị buộc tội, tránh việc bị mớm cung, ép cung, dụ cung, nhục hình,... của người tiến hành tố tụng, góp phần bảo đảm sự chính xác, khách quan của vụ án.

- Người bào chữa có quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS; được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS để chủ động về thời gian tham dự; được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa để bảo đảm các biên bản đó phản ánh đúng thực tế hoạt động tố tụng, nếu phát hiện những vi phạm thì người bào chữa có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

- Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật khi có căn cứ cho rằng những người này không vô tư, khách quan hoặc vi phạm tố tụng; được đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khi có căn cứ theo quy định để người bị buộc tội được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Được đề nghị tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Được thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, người bị hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến bào chữa. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, chứng cứ, đồ vật liên quan đến vụ án, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp người bào chữa khơng thể tự mình thu thập được thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập33.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 35 - 37)