. Khoả n2 Điều 76 BLTTHS năm
49. Khoả n2 Điều 77 BLTTHS năm 2015.
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự
về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự
3.1.1. Sư cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sư vềnguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sư nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sư
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả cao và hiệu lực cao"50. Nghị quyết cũng đưa ra định hướng về hồn thiện chính sách pháp luật hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp, xây dựng các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp,... Xác định hoạt động xét xử là trọng tâm, Tịa án có vai trị trung tâm.
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa của người bị buộc tội; ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa đã được BLTTHS năm 2015 quy định là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa đã được BLTTHS ghi nhận và ngày càng được hoàn thiện bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền bào chữa của người bị buộc tội. Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc bảo đảm quyền bào chữa yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thật sự cẩn trọng, trách nhiệm, công tâm, khách quan trong thực thi nhiệm vụ, qua đó góp phần giảm thiểu những thiếu 50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
sót, sai lầm, giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công tâm, công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được ban hành với mục tiêu lấy người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm, chú trọng đến vụ việc cụ thể, đặc biệt là vụ việc bào chữa trong pháp luật hình sự và mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. Các bộ luật và luật tố tụng (BLTTHS, BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính) đã ghi nhận địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, qua đó đã góp phần bảo đảm hơn nữa quyền bào chữa của bị cáo.
Luật Luật sư quy định điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ luật sư, phạm vi, hình thức hành nghề luật sư trong đó có hoạt động tham gia TTHS, có trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư, trách nhiệm tham gia bào chữa cho người bị buộc tội trong trường hợp chỉ định người bào chữa khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã được ban hành và đi vào thực hiện từ ngày 01/01/2018, Bộ luật này đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm nguyên tắc được thực hiện có hiệu quả nhất. Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là giải pháp quan trọng mang tính đột phá, bảo đảm sự công bằng trước pháp luật của mọi công dân, bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền cơng dân. Qua đó địi hỏi sự cơng tâm, khách quan và trình độ của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên cho thấy còn nhiều những hạn chế, bất cập nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến quyền bào chữa của người bị buộc tội, trong đó có bị cáo. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong TTHS là hết sức cần thiết nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật hồn thiện, bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3.1.2. Phương hướng hồn thiện các quy định pháp luật tớ tụng hình sưvề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sư về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sư
được bổ sung, phát triển năm 2011 đã xác định: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân".
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS phải hướng đến mục tiêu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền của người bị buộc tội, tạo điều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự cơng bằng trước pháp luật.
Như vậy, phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong TTHS trong thời kỳ này cần tập trung hoàn thiện một số nội dung sau:
- Tăng cường, nâng cao chất lượng tranh tụng. Vấn đề tranh tụng đã được
ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015, theo đó nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm phải được thể hiện xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Ở đây, Tịa án không phải là một bên tranh tụng mà là điều hành việc tranh tụng, tạo điều kiện để các bên tranh tụng. Trách nhiệm của HĐXX là lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của các bên để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Mặc dù nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được triển khai thực hiện trên thực tế từ ngày 01/01/2018, nhưng việc sử dụng kết quả tranh tụng lại chưa được đề cao. Chính vì vậy cần có quy định cụ thể về việc lấy kết quả tranh tụng làm căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định đến việc giải quyết vụ án.
- Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý. Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có quy
định mới về thủ tục đăng ký bào chữa. Theo đó, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người bào chữa xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra và thấy đủ điều kiện thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi thông báo người bào chữa cho người bào chữa và cơ sở giam giữ. Nếu thấy thuộc trường hợp khơng được bào chữa thì từ chối tiếp nhận đăng ký bào chữa
và nêu rõ lý do bằng văn bản. Thủ tục đăng ký bào chữa chỉ cần làm một lần và có giá trị xuyên suốt các giai đoạn giải quyết vụ án đến khi kết thúc vụ án. Như vậy, việc đổi mới này vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bị buộc tội thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa.
- Đổi mới việc tổ chức phiên tịa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ, nghiêm minh. Việc tổ chức phiên tịa đã được đổi mới, về hình thức: Phiên
tịa đã xác định rõ hơn về vị trí, quyền hạn của của các chủ thể tham gia tố tụng và được hướng dẫn tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án. Tuy nhiên, đây mới là hình thức, cịn nội dung và bản chất chưa có sự thay đổi do Kiểm sát viên vẫn giữ quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án.
- Cần quy định đầy đủ các điều kiện, có cơ chế chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội.