44. Khoả n2 Điều 37 BLHS năm 1988.
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thưc tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại tỉnh Điện Biên
quyền bào chữa của bị cáo tại tỉnh Điện Biên
Qua thực tiễn nghiên cứu công tác bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Điện Biên cho thấy những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, về các quy định của pháp luật TTHS liên quan đến bào chữa của
bị cáo: Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã khắc phục một số tồn tại, hạn chế của BLTTHS năm 2003, như quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa rõ ràng, thiếu hướng dẫn nên việc áp dụng cịn chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung và cho bị cáo nói riêng (việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa; quyền của người bào chữa, thay đổi, từ chối người bào chữa; trách nhiệm chứng minh; thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa cũng như việc sử dụng kết quả tranh luận tại phiên tịa,...). Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn thực hiện theo BLTTHS cũ như một thói quen, hoặc áp dụng cứng nhắc, khơng theo khn mẫu mà đôi khi chưa thực hiện hết trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; một số quy định của BLTTHS và các quy định của pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa chưa thực sự phù hợp, cụ thể là:
- Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng: Điều 16 BLTTHS quy định: "Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa". 47