Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 68 - 79)

. Khoả n2 Điều 76 BLTTHS năm

49. Khoả n2 Điều 77 BLTTHS năm 2015.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Thứ nhất, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là quyền bào chữa, trách nhiệm chứng minh tội phạm

Khi khơng biết pháp luật quy định bị cáo có những quyền gì thì khơng thể biết và sử dụng nó. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo thì phải trang bị cho bị cáo, người đại diện cho bị cáo, người thân thích của bị cáo quyền được bào chữa của bị cáo. Như vậy, khi một người bị đưa ra xét xử thì bản thân họ, người đại diện hay người thân thích của họ mới biết về quyền bào chữa và sử dụng quyền đó một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó, cần phải có quy chuẩn về tiếp cận pháp luật TTHS, nâng cao kiến thức pháp luật TTHS, trong đó chú trọng đến quyền bào chữa đã được pháp luật ghi nhận bằng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động tới toàn thể nhân dân, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, dân trí thấp có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay chỉ chú trọng về luật nội dung, ít quan tâm đến luật hình thức. Để xác định các cơ quan, người thực thi cơng vụ có làm đúng các quy định của pháp luật hay khơng phải căn cứ vào luật hình thức. Việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cần chú trọng đến BLTTHS và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Qua đó giúp cho người dân tự ý thức và tn thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội. Để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo, thì việc trang bị các quy định về quyền bào chữa, quyền im lặng cho họ trước khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là hiệu quả nhất.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và đổi mới công tác tổ chức cán bộ tiến hành tố tụng

Trước hết, bản thân các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nhận thức được việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chính là yếu tố quan trọng giúp họ giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thì khơng phải người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào cũng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này. Là người trực tiếp giải quyết vụ án hình sự, hơn ai hết, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải am hiểu thấu đáo những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bào chữa.

Cần nâng cao kiến thức pháp luật và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ người tiến hành tố tụng. Thực tiễn cho thấy, đôi khi người tiến hành tố tụng khơng biết mình đã vi phạm, đã vượt q quyền hạn của bản thân, như việc một số người tiến hành tố tụng, ngay cả HĐXX vẫn đặt các câu hỏi gợi ý, áp đặt, định hướng, dụ cung, mớm cung; Kiểm sát viên giữ quyền cơng tố tại phiên tịa, nhưng đôi khi vẫn làm thay HĐXX để điều khiển phiên tịa, có thái độ khơng đúng với bị cáo và người bào chữa,...

Đảm bảo sự độc lập của Tịa án nhân dân các cấp. Việc Tịa án có thực sự độc lập về tổ chức và hoạt động vẫn cần có nhiều thay đổi và cải cách mạnh mẽ hơn trong tương lai vừa giúp hệ thống Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của các quan hệ xã hội hiện nay51.

Tôi cho rằng, nên tách VKSND thành hai cơ quan: Cơ quan công tố và cơ 51. ThS. Phạm Quý Đạt (2013), Tính độc lập của hệ thống Tòa án Việt Nam trong việc thực hiện quyền tư

quan kiểm sát.

Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án; nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm

công tố trong hoạt động điều tra52.

Trại tạm giam, Nhà tạm giữ độc lập với Cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc tổ chức quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ cần chuyển đến một cơ quan độc lập như Bộ Tư pháp để đảm bảo tính độc lập, tránh việc cơ quan điều tra hình sự lạm dụng để bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án là phù hợp. Qua đó mới đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền bào chữa của người bị buộc tội.

Thứ ba, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về quyền bào chữa

Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp. Các phương tiện thông tin truyền thông đưa tin làm sáng tỏ những sai phạm, thiếu sót trong hoạt động tư pháp, góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong TTHS. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khơng ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.

Cần có chế tài đủ mạnh đối với người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật. Xây dựng cơ chế phát huy sức mạnh của nhân dân, các tổ chức đoàn thể trong giám sát hoạt động tư pháp.

Thứ tư, tăng cường phát triển số lượng, chất lượng luật sư trên địa tỉnh Điện Biên

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến

hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về mặt pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư với thành viên của mình53.

Thứ năm, xác định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên là một trong những đơn vị chính thực hiện hoạt động bào chữa trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Tăng cường năng lực cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên, với việc thành lập các phòng nghiệp vụ và các Chi nhánh đặt tại cấp huyện, đảm bảo số lượng Trợ giúp viên pháp lý ổn định tại Trung tâm và các chi nhánh. Đẩy mạnh có hiệu quả cơng tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đảm bảo cho Trung tâm là đơn vị cung cấp dịch vụ bào chữa ổn định, đáp ứng chủ yếu nhu cầu bào chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó cần phát triển đội ngũ Luật sư trên địa bàn tỉnh.

Kết luận chương 3

Xuất phát từ sự phân tích, nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Điện Biên như đã nêu ở Chương 1 và Chương 2. Với mục tiêu là bảo đảm tốt nhất quyền bào chữa cho bị cáo, Chương 3 tập trung nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTHS và những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo nói chung và trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng.

Giải pháp được đưa ra với một số nội dung cụ thể như: kiện toàn, thay đổi về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan; về hồn thiện hệ thống pháp luật TTHS, trong đó tập trung vào việc hồn thiện ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và của bị cáo nói riêng; giải pháp về việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, với đặc thù của tỉnh 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến

Điện Biên, Chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp áp dụng đặc thù với địa bàn. Việc áp dụng các giải pháp với mục tiêu là bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung và của bị cáo nói riêng.

KẾT LUẬN

Quyền bào chữa của bị cáo là một trong những quyền quan trọng được pháp luật TTHS quy định nhằm chống lại sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền buộc tội, để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của bị cáo. Quyền bào chữa khơng chỉ thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng mà cịn là yếu tố bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội. Tránh những vi phạm có thể xảy ra từ phía cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Nâng cao quyền bào chữa của bị cáo giúp hoạt động xét xử án hình sự đạt chất lượng cao, tỷ lệ án oan sai đã giảm mạnh, việc xét xử diễn ra công khai minh bạch hơn, yếu tố tranh tụng đã từng bước được nâng lên. Song bên cạnh đó việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Những tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xét xử nói chung và giảm niềm tin của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án các cấp.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xây dựng đất nước, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa phù hợp với đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng, Nhà nước xác định rõ trong các văn bản quan trọng nhất và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đó là u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải thiết lập được một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, kiểm sốt và phịng chống các vi phạm pháp luật một cách hiệu quả, duy trì và bảo vệ cơng lý.

Do vậy, để cơng cuộc cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền cần đổi mới hệ thống tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao quyền bào chữa của bị cáo và các hoạt động tư pháp liên quan đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa một cách tốt nhất để hoạt động xét xử thực sự đạt chất lượng và hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền tư pháp dân chủ nghiêm minh.

Việc nghiên cứu về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử từ thực tiễn địa bàn tỉnh Điện Biên, trong phạm vi rất hẹp nên tài liệu tham khảo

hạn chế, khả năng nghiên cứu có hạn. Trong phạm vi có hạn, tơi cho rằng luận văn đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau đây: 1- Luận văn đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lí luận về quyền bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS, làm rõ khái niệm, đặc điểm của quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2- Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của BLTTHS hiện hành về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; với những kết quả đáng khích lệ trong q trình tố tụng; đồng thời nêu lên những hạn chế, tồn tại cũng như những nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với những hạn chế đã nêu ra. 3- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những bất cập và hạn chế cịn tồn tại, tơi mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp hồn thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bị cáo ở Việt Nam và thực tiễn của tỉnh Điện Biên.

1. Trần Văn Bảy (2001), "Người bào chữa và vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam", Khoa học pháp lý, (6).

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 945/QĐ-LĐTBXH

ngày 22/6/2017 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo tiêu chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp - Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số

11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày

04/7/2013 hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Chí (2013), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Chính phủ (1997), Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng

Chính phủ về thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, Hà Nội.

6. Chính phủ (2017), Quyết định số 900/2017/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/W ngày 02/01/2002 của

Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của

Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội.

Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Phạm Q Đạt (2013), "Tính độc lập của hệ thống Tịa án Việt Nam trong việc thực hiện quyền tư pháp", Dân chủ và pháp luật, (7).

13. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.

14. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình cao cấp lý luận

chính trị: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 8, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Liên hợp quốc (1948), Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người.

17. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, Công an tỉnh Điện Biên (2013-2017), Báo cáo kết quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm

xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thanh niên các năm từ năm 2013 đến năm 2017, Điện Biên.

18. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w