Biên hằng năm thụ lý trung bình là trên 850 vụ án hình sự với 1.200 bị cáo. Tỷ lệ án phúc thẩm chiếm khoảng 5% số vụ án đã thụ lý, qua đó cho thấy chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng được nâng cao, việc xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, về cơ bản đã bảo đảm được quyền tự bào chữa của bị cáo, nên đã giảm thiểu được tình trạng kháng cáo, kháng nghị, sửa án, hủy án. Trong quá trình giải quyết vụ án, người bị buộc tội đã nhận thức và thực hiện tốt hơn quyền tự bào chữa để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại phiên tịa, việc tranh tụng đang từng bước được bảo đảm, phán quyết của HĐXX đều nhận xét, đánh giá về luận tội của VKS và luận cứ bào chữa của người bào chữa và phân tích, đánh giá kết quả tranh luận tại phiên tịa. Điều đó cho thấy, quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền bào chữa của người bị buộc tội ngày càng được bảo đảm; việc tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, của HĐXX vì những lý do như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đánh giá chủ quan, phiến diện các tình tiết của vụ án, vận dụng quy định của pháp luật thiếu chính xác, chưa thống nhất,...
Một số năm gần đây trên địa bàn cả nước đã phát hiện hàng loạt những vụ án oan sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bị kết án oan và gia đình họ, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thi hành pháp luật hình sự.
Địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra vụ án oan tại huyện Tuần Giáo. Hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 18/9/1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng bà Đặng Thị Nga) được tìm thấy dưới giếng. Ngày 23/9/1989, cơ quan Cơng an huyện Tuần Giáo đã khởi tố, bắt giam 3 mẹ con bà Nga để điều tra về tội giết người. Quá trình điều tra, căn cứ lời khai người làm chứng, kết quả khám nghiệm tử thi, hiện trường, cơ quan chức năng đã đề nghị truy tố 3 mẹ con bà Nga tội giết người. Tiếp đó, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) ra quyết định truy tố bà Nga tội che giấu tội phạm, còn anh Hiến và Dương cùng bị truy tố tội giết người.
Tới năm đầu 1990, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu cũ đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Nga 36 tháng tù cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm. Cịn ơng Hiến bị tun án 18 năm tù, ơng Dương bị tun 12 năm tù vì tội giết người.
Tháng 4/1990, bà Nga kêu oan, ông Hiến và Dương cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Sau đó, Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiến hành tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Năm 1991, VKSND tỉnh Lai Châu trả hồ sơ cho Công an tỉnh Lai Châu điều tra lại. Năm 1992, các ông Hiến và Dương được hủy bỏ quyết định tạm giam.
Tháng 10/2016, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên vào cuộc để giải quyết đơn kêu oan của bà Nga và con trai. Sau đó một năm vào tháng 10/2017, Cơng an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án giết người xảy ra tại huyện Tuần Giáo và đình chỉ bị can đối với bà Nga cùng hai con trai do có căn cứ xác định bà Nga khơng có hành vi che giấu tội phạm, ơng Hiến và Dương không giết người41.
Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án này cho thấy: Vụ án xảy ra năm 1989 và được Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu và Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đưa ra xét xử vào năm 1990. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào BLHS năm 1985 và BLTTHS năm 1988 để giải quyết vụ án. Theo đó, Cáo trạng số 13 ngày 25/01/1990 của VKSND tỉnh Lai Châu truy tố Trịnh Công Hiếu, Trịnh Huy Dương đều về tội "Giết người" theo khoản 1 Điều 101 BLHS42: "Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình"43. Như vậy hai bị cáo đã bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải cử người bào chữa:
41. Tóm tắt hồ sơ vụ án "Giết người".