Khoản 1 khoả n2 Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 29 Khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)

gia tố tụng đều có thể trở thành người bào chữa. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng bào chữa khơng cao, có thể gây bất lợi cho bị cáo.

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư. Luật sư phải sử dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Ngoài việc thực hiện theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật Luật sư còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý và thực hiện các vụ việc theo chỉ định của các cơ quan tiến hành tố tụng30.

- Người đại diện của bị cáo có thể thực hiện bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà khơng thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi. Người đại diện có thể là cha, mẹ, người giám hộ của họ.

- Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình31. Để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích cho người được bào chữa khi có sự tham gia bào chữa của Bào chữa viên nhân dân, BLTTHS năm 2015 đã quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của Bào chữa viên nhân dân, nhưng chưa thực sự cụ thể, tiêu chuẩn chưa ngang bằng với Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý.

- Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý. Đây là những đối tượng mặc dù có nhu cầu nhờ người bào chữa nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn như người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dân trí thấp nên khơng đủ khả năng để tự bào chữa hoặc sử dụng dịch vụ bào chữa có thu phí và một số đối tượng chính sách như Người có cơng với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người dưới 18 tuổi,... nên Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý để bảo đảm cho các đối tượng này được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí.

30. Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.31. Khoản 4 Điều 72 BLTTHS năm 2015.

Một phần của tài liệu LV ths luật học bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)